Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Nam Trung Bộ.

Câu 2: Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?

  • A. Lên chậm, rút chậm.
  • B. Lên nhanh, rút nhanh.
  • C. Lên chậm, rút nhanh.
  • D. Lên nhanh, rút chậm.

Câu 3: Lũ gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long vào

  • A. mùa đông.
  • B. mùa hè.
  • C. mùa nồm.
  • D. mùa mưa.

Câu 4: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

  • A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. 
  • B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản. 
  • C. Phòng chống ô nhiễm biển. 
  • D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Câu 5: Thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta là

  • A. Bão.
  • B. Lũ quét.
  • C. Sạt lở bờ biển.
  • D. Hạn hán.

Câu 6: Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích khoảng

  • A. 1 triệu km2.
  • B. 2 triệu km2.
  • C. 1,5 triệu km2.
  • D. 2,2 triệu km2.

Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long được coi là

  • A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
  • B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
  • C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.
  • D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

Câu 8: Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng.
  • B. Hai mặt giáp biển.
  • C. Nằm ở cực Nam Tổ quốc.
  • D. Rộng lớn nhất cả nước.

Câu 9: Dân tộc ít người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Tày, Nùng, Thái.
  • B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
  • C. Khơ me, Chăm, Hoa.
  • D. Giáy, Dao, Mông.

Câu 10: Định hướng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao; hình thành các khu công nghiệp tập trung. 
  • B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường. 
  • C. Cần chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. 
  • D. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 11: Điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là

  • A. Lịch sử khai thác lâu đời. 
  • B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
  • C. Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao. 
  • D. Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

Câu 12: Nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không có thế mạnh về 

  • A. Trồng cây lương thực.
  • B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Trồng cây công nghiệp hàng năm.
  • D. Trồng cây ăn quả.

Câu 13: Vấn đề gây nhức nhối nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là

  • A. Nghèo tài nguyên.
  • B. Số dân đông.
  • C. Thu nhập thấp.
  • D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 14: Đâu không phải là tác hại của việc rừng bị tàn phá ở Tây Nguyên?

  • A. Cạn kiệt nguồn nước ngầm và lũ lụt về mùa mưa cho vùng hạ lưu.
  • B. Thiên tai xói mòn sạt lở đất cho vùng núi trên cao.
  • C. Tăng khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi có mưa lớn.
  • D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.

Câu 15: Ở Tây Nguyên, mùa khô kéo dài

  • A. từ 1 - 3 tháng.
  • B. từ 6 - 9 tháng.
  • C. trên 7 tháng.
  • D. từ 4 - 5 tháng.

Câu 16: Quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên và cho biết tỉnh nào nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia?

  • A. Gia Lai.
  • B. Đắk Lắk.
  • C. Kon Tum.
  • D. Lâm Đồng.

Câu 17: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

  • A. Có những hiện tượng thời tiết thất thường. 
  • B. Nắng nhiều, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi. 
  • C. Mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt. 
  • D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 18: Thế nào là sa mạc hóa?

  • A. Sự suy thoái đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ấm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau gây ra.
  • B. Thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước.
  • C. Hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất.
  • D. Hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra.

Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của hạn hán tới xã hội vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Thiếu nước sinh hoạt.
  • B. Sức khỏe giảm sút, dịch bệnh xuất hiện.
  • C. Thiếu nước sản xuất.
  • D. Đói nghèo, thiếu lương thực vì năng suất sản xuất thấp.

Câu 20: Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?

  • A. Kinh tế biển.
  • B. Sản xuất lương thực.
  • C. Thủy điện.
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 21: Tính đến năm 2004, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm những tỉnh, thành nào?

  • A. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
  • B. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
  • C. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
  • D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Câu 22: Quan sát hình ảnh và cho biết đó là hiện tượng thiên tai nào ở vùng Bắc Trung Bộ?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hạn hán.
  • B. Cát bay.
  • C. Sạt lở đất.
  • D. Lũ lụt.

Câu 23: Để chắn gió, chắn cát bay ven biển, cần đẩy mạnh 

  • A. trừng rừng nước mặn.
  • B. trồng rừng đặc dụng.
  • C. trồng rừng phòng hộ.
  • D. trồng rừng sản xuất.

Câu 24: Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. tạo thế mở hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư. 
  • B. thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
  • C. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía tây. 
  • D. tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 25: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. bảo vệ, phát triển rừng.
  • B. xây dựng các hồ thủy lợi.
  • C. xây dựng đê, kè chắn sóng.
  • D. di dân đến các vùng khác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác