Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 10: Thực hành Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh vế tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 10: Thực hành Vẽ sơ đồ thể hiện các thế mạnh vế tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phía Bắc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với

  • A. Trung Quốc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Lào.
  • D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 2: Phía Tây vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với

  • A. Trung Quốc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Lào.
  • D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 3: Thế mạnh về địa hình để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng, thuận lợi để phát triển cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt.
  • B. Địa hình đồi núi xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng, thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • C. Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • D. Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.

Câu 4: Đâu không phải thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc?

  • A. Phát triển nhiệt điện (Uông Bí).
  • B. Khai thác khoáng sản như than, sắt, chì, kẽm,...
  • C. Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu.
  • D. Phát triển thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La trên sông Đà.

Câu 5: Đâu không phải thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc?

  • A. Phát triển du lịch sinh thái Sa Pa, hồ Ba Bể.
  • B. Phát triển thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La trên sông Đà.
  • C. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.
  • D. Chăn nuôi gia súc trên cao nguyên Mộc Châu.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Góp phần điều tiết lũ và thuỷ lợi. 
  • B. Tạo thuận lợi cho bảo vệ đa dạng sinh học. 
  • C. Tạo ta các cảnh quan có giá trị du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. 
  • D. Tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp khai khoáng và năng lượng.

Câu 7: Thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

  • A. cây trồng ngắn ngày.
  • B. nuôi thuỷ sản.
  • C. chăn nuôi gia súc lớn.
  • D. chăn nuôi gia cầm.

Câu 8: Sự khác nhau về tài nguyên khoáng sản giữa Đông Bắc và Tây Bắc là 

  • A. Đông Bắc chủ yếu là than đá; Tây Bắc chủ yếu là apatit, đồng, chì, kẽm.
  • B. Đông Bắc có cả kim loại đen, màu và nhiên liệu; Tây Bắc chủ yếu là kim loại màu. 
  • C. Đông Bắc có nhiều quặng sắt; Tây Bắc lại rất giàu quặng titan và đất hiếm. 
  • D. Đông Bắc phong phú và đa dạng, nhưng khó khăn trong khai thác; Tây Bắc (ngược lại).

Câu 9: Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do

  • A. Đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nước. 
  • B. Là nơi có nhà máy luyện kim lớn nhất cả nước. 
  • C. Là nơi thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong khai thác và chế biến khoáng sản. 
  • D. Có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng và giá trị kinh tế cao đang được khai thác.

Câu 10: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thuỷ điện? 

  • A. Sông suối dài, nhiều nước quanh năm.
  • B. Sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào. 
  • C. Có nhiều hồ tự nhiên để tích trữ nước. 
  • D. Có khí hậu nóng ẩm, mưa quanh năm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác