Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là 

  • A. Là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản. 
  • B. Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới. 
  • C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo. 
  • D. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.

Câu 2: Vùng biển nước ta được cấu thành từ mấy bộ phận?

  • A. 5 bộ phận.
  • B. 2 bộ phận.
  • C. 6 bộ phận.
  • D. 1 bộ phận.

Câu 3: Bờ biển nước ta kéo dài 3 260km từ

  • A. Móng Cái đến Vũng Tàu.
  • B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
  • C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.
  • D. Móng Cái đến Hà Tiên.

Câu 4: Cho biết đảo nào sau đây thuộc Quảng Ninh?

  • A. Côn Đảo.
  • B. Kiên Hải.
  • C. Cô Tô, Vân Đồn.
  • D. Trường Sa.

Câu 5: Cho biết đảo nào sau đây thuộc Hải Phòng?

  • A. Côn Đảo.
  • B. Kiên Hải, Phú Quốc.
  • C. Cô Tô, Vân Đồn.
  • D. Cát Hải, Bạch Long Vĩ.

Câu 6: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?

  • A. Kiên Giang.
  • B. Khánh Hòa.
  • C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 7: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?

  • A. Kiên Giang.
  • B. Khánh Hòa.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 8: Quan sát Bản đồ các huyện đảo và thành phố đảo ở Việt Nam (năm 2021) và cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Vĩnh Phúc.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 9: Đâu không phải ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo?

  • A. Tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên thiên nhân và môi trường biển của đất nước.
  • B. Góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.
  • C. Góp phần khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • D. Góp phần bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển, đảo ở nước ta.

Câu 10: Đâu là đặc điểm về ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo đối với giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở Biển Đông?

  • A. Tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên thiên nhân và môi trường biển của đất nước.
  • B. Góp phần khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • C. Góp phần bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển, đảo ở nước ta.
  • D. Thể hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta trên các vùng biển quốc gia.

Câu 11: Đâu là ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển?

  • A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.
  • C. Tạo mặt hàng công nghiệp xuất khẩu có giá trị cao.
  • D. Thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Câu 12: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải đường biển của nước ta? 

  • A. Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. 
  • B. Ven biển có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió. 
  • C. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ. 
  • D. Có nhiều bãi triều, đầm phá ven biển.

Câu 13: Ngành khai thác và nuôi trồng hải sản cần chú ý đến

  • A. Sự suy giảm tài nguyên sinh vật, không vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
  • B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • C. Thúc đẩy phát triển du lịch biển.
  • D. Thúc đẩy phát triển giao thông vận tải biển.

Câu 14: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Nam Trung Bộ.

Câu 15: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

  • A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. 
  • B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản. 
  • C. Phòng chống ô nhiễm biển. 
  • D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Câu 16: Thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta là

  • A. Bão.
  • B. Lũ quét.
  • C. Sạt lở bờ biển.
  • D. Hạn hán.

Câu 17: Ô nhiễm môi trường biển, đảo xảy ra nghiêm trọng nhất ở

  • A. các khu du lịch biển. 
  • B. các thành phố cảng, nơi khai thác dầu. 
  • C. đảo ven bờ. 
  • D. các cửa sông.

Câu 18: Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực 

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển, đảo của nước ta hiện nay là 

  • A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. 
  • B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người. 
  • C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
  • D. Hoạt động du lịch.

Câu 20: Biển Mũi Né thuộc tỉnh, thành phố nào?

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Bình Thuận.
  • D. Phú Yên.

Câu 21: Biển Mỹ Khê thuộc tỉnh, thành phố nào?

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Bình Thuận.
  • D. Phú Yên.

Câu 22: Quan sát Bản đồ các huyện đảo và thành phố đảo ở Việt Nam (năm 2021) và cho biết hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh nào?

  • A. Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau. 
  • B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận. 
  • C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. 
  • D. Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 23: Vấn đề khai thác tài nguyên biển, đảo ở nước ta đang gặp những khó khăn nào?

  1. Hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm.
  2. Tài nguyên biển bị khai thác quá mức.
  3. Tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề.
  4. Ô nhiễm môi trường biển diễn ra nghiêm trọng.
  5. Xâm thực mặn ngày càng cao.
  6. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều hạn chế, bất cập.
  • A. (1); (2); (4); (6).
  • B. (1); (2); (5); (6).
  • C. (1); (3); (4); (5).
  • D. (2); (3); (4); (5).

Câu 24: Trong việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta cần

  1. Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng và tiến hành dữ liệu số hóa về biển, đảo.
  2. Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển và giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.
  3. Quản lí và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo.
  4. Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển.
  5. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành kinh tế biển, đảo.
  6. Phục hồi và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn ven biển.
  7. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.
  8. Tăng cường năng lực dự báo các thiên tai trên biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 6.
  • D.  3.

Câu 25: Để giữ vững chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt nam ở Biển Đông cần

  1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân về giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta ở Biển Đông.
  2. Ô nhiễm môi trường biển diễn ra nghiêm trọng
  3. Thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển, đảo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành kinh tế biển, đảo.
  4. Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường việc nghiên cứu, thăm dò về biển.
  5. Phục hồi và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn ven biển.
  6. Tài nguyên biển bị khai thác quá mức.
  7. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển trong quan hệ ngoại giao.
  • A. (2); (3); (4); (5). 
  • B. (1); (3); (4); (7).
  • C. (1); (3); (5); (6).
  • D. (1); (2); (3); (4).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác