Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 17: Vùng Tây Nguyên

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 17: Vùng Tây Nguyên Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính đến năm 2021, tỉ lệ người biết chữ người dân Tây Nguyên đạt

  • A. 90%.
  • B. 91,8%.
  • C. 34,5%.
  • D. 76%.

Câu 2: Loại cây công nghiệp nào ở vùng Tây Nguyên đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng?

  • A. Hồ tiêu.
  • B. Điều.
  • C. Cao su.
  • D. Cà phê.

Câu 3: Chè được trồng chủ yếu ở hai cao nguyên 

  • A. Lâm Đồng và Gia Lai.
  • B. Đắk Nông và Lâm Đồng.
  • C. Đắk Lắk và Đắk Nông.
  • D. Gia Lai và Kon Tum.

Câu 4: Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh

  • A. Đắk Lắk và Đắk Nông
  • B. Gia Lai và Đắk Lắk.
  • C. Lâm Đồng và Gia Lai
  • D. Gia Lai và Kon Tum

Câu 5: Vùng Tây Nguyên chú trọng gắn khai thác với

  • A. cây công nghiệp lâu năm.
  • B. chế biến gỗ.
  • C. bảo vệ rừng.
  • D. nuôi trồng thủy sản.

Câu 6: Tỉnh nào ở Tây Nguyên có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất?

  • A. Lâm Đồng.
  • B. Gia Lai.
  • C. Đắk Lắk.
  • D. Kon Tum.

Câu 7: Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích rừng trồng mới lớn nhất?

  • A. Lâm Đồng.
  • B. Gia Lai.
  • C. Đắk Lắk.
  • D. Kon Tum.

Câu 8: Tây Nguyên có trữ năng thủy điện lớn thứ mấy cả nước?

  • A. thứ tư.
  • B. thứ ba.
  • C. thứ hai.
  • D. thứ nhất.

Câu 9: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất vùng Tây Nguyên là?

  • A. Srêpôk 3.
  • B. Sê San.
  • C. Đrây H’ling.
  • D. Laly.

Câu 10: Hai tỉnh chiếm trên 70% doanh thu thu lịch lữ hành toàn vùng là

  • A. Lâm Đồng và Đắk Lắk.
  • B. Kon Tum và Gia Lai.
  • C. Gia Lai và Lâm Đồng.
  • D. Đắk Lắk và Kon Tum.

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm về khí hậu vùng Tây Nguyên?

  • A. Có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
  • B. Tính chất cận xích đạo, có mùa hè và mùa đông.
  • C. Mùa mưa có lượng mưa lớn, mùa khô ít mưa và kéo dài.
  • D. Một số cao nguyên cao trên 1 000m.

Câu 12: Hệ thống sông chính của vùng Tây Nguyên là

  • A. Sê San, sông Mã, sông Cả.
  • B. Sông Đồng Nai, sông Cả, sông Mã.
  • C. Sông Mê Công, Sê San, Srêpôk.
  • D. Sê San, Srêpôk, sông Đồng Nai.

Câu 13: Bô-xít là khoáng sản quan trọng nhất của vùng, được phân bố chủ yếu ở

  • A. Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai.
  • B. Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
  • C. Gia Lai, Kon Tum, Pleiku.
  • D. Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.

Câu 14: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Tây Nguyên?

  • A. Dân cư đông đúc do nhập cư từ các vùng khác.
  • B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
  • C. Mật độ dân số thấp.
  • D. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn.

Câu 15: Đất badan thích hợp nhất với các loại cây

  • A. cà phê, cao su, hồ tiêu.
  • B. cà phê, bông, mía.
  • C. cao su, dừa, bông.
  • D. điều, đậu tương, lạc.

Câu 16: Đâu không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên ở Tây Nguyên? 

  • A. Các hồ nước, thác nước.
  • B. Các bãi biển đẹp.
  • C. Vườn quốc gia.
  • D. Các thắng cảnh đồi, núi.

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư của Tây Nguyên? 

  • A. Là vùng thưa dân nhất cả nước. 
  • B. Dân cư phân bố không đều. 
  • C. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị. 
  • D. Dân tộc ít người như Tày, Thái, Mường sinh sống chủ yếu.

Câu 18: Quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên và cho biết tỉnh nào nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia?

  • A. Gia Lai.
  • B. Đắk Lắk.
  • C. Kon Tum.
  • D. Lâm Đồng.

Câu 19: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

  • A. Có những hiện tượng thời tiết thất thường. 
  • B. Nắng nhiều, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi. 
  • C. Mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt. 
  • D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 20: Điểm đặc biệt nhất về vị trí địa lí của Tây Nguyên?

  • A. Không tiếp giáp với biển.
  • B. Tiếp giáp với hai vùng kinh tế.
  • C. Tiếp giáp với hai quốc gia láng giềng.
  • D. Tiếp giáp với Đông Nam Bộ.

Câu 21: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A. Khô hạn kéo dài.
  • B. Đất đai thoái hóa.
  • C. Khí hậu phân hóa.
  • D. Đất badan màu mỡ.

Câu 22: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 

  • A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo. 
  • B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn. 
  • C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê. 
  • D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.

Câu 23: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về mặt quốc phòng vì

  • A. Có biên giới kéo dài với Lào và Cam-pu-chia.
  • B. Giáp với vùng Duyên hải Nam trung Bộ.
  • C. Rất gần với TP Hồ Chí Minh.
  • D. Có nhiều rừng núi.

Câu 24: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có

  • A. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn. 
  • B. địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn. 
  • C. lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc. 
  • D. địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.

Câu 25: Nông sản nổi tiếng ở Đà Lạt là

  • A. cây ăn quả, cà phê.
  • B. cà phê và chè.
  • C. rau ôn đới và cây ăn quả.
  • D. hoa và rau quả ôn đới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác