Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 6: Công nghiệp

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 6: Công nghiệp Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của Trắc nghiệm có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn nguyên liệu phong phú từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuận lợi cho phát triển

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Nông nghiệp.
  • C. Ngư nghiệp.
  • D. Công nghiệp sản xuất, chế biến.

Câu 2: Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên ở nước ta xuất hiện từ 

  • A. năm 1898.
  • B. năm 2000.
  • C. năm 2005.
  • D. năm 1968.

Câu 3: Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thềm lục địa

  • A. phía bắc.
  • B. phía nam.
  • C. quần đảo Trường Sa.
  • D. đảo Lý Sơn.

Câu 4: Công nghiệp sản xuất điện ở nước ta phát triển vào

  • A. cuối thế kỉ XXI.
  • B. giữa thế kỉ XVIII.
  • C. đầu thế kỉ XX.
  • D. giữa thế kỉ XIX.

Câu 5: Cơ cấu ngành sản xuất điện khá đa dạng, có xu hướng

  • A. tăng dần tỉ trọng điện gió trong cơ cấu sản lượng công nghiệp.
  • B. tăng dần tỉ trọng điện gió và điện mặt trời trong cơ cấu sản lượng điện.
  • C. giảm dần tỉ trọng điện gió và điện mặt trời trong cơ cấu sản lượng điện.
  • D. giảm dần tỉ trọng điện mặt trời trong cơ cấu sản lượng hạt nhân.

Câu 6: Nhà máy thủy điện lớn ở nước ta là

  • A. Lai Châu (1 200 MW).
  • B. Sê san 4 (360 MW).
  • C. Sơn La (2 400 MW).
  • D. Hòa Bình (1 920 MW).

Câu 7: Điện gió phân bố chủ yếu ở

  • A. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
  • C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8: Điện mặt trời phân bố chủ yếu ở

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
  • C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9: Ngành công nghiệp mới, có tốc độ phát triển nhanh ở nước ta trong những năm gần đây là

  • A. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • B. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
  • C. Công nghiệp sản xuất điện.
  • D. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào ở nước ta phát triển khá sớm, từ cuối thế kỉ XIX, gắn liền với nhu cầu cơ bản của người dân?

  • A. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • B. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
  • C. Công nghiệp sản xuất điện.
  • D. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

Câu 11: Ngành công nghiệp dệt, sản xuất trang phục ở nước ta được hình thành từ

  • A. cuối thế kỉ IX.
  • B. đầu thế kỉ XV.
  • C. đầu thế kỉ XIX.
  • D. cuối thế kỉ XIX.

Câu 12: Cơ cấu ngành công nghệ dệt, sản xuất trang phục nước ta đa dạng, gồm hai ngành chính là

  • A. thủ công mĩ nghệ và dệt.
  • B. đúc đồng và sản xuất giày, dép.
  • C. dệt và sản xuất trang phục.
  • D. sản xuất trang phục và giày, dép, túi xách.

Câu 13: Công nghệ dệt, sản xuất trang phục thường phân bố ở

  • A. ven biển.
  • B. các đô thị lớn.
  • C. nông thôn.
  • D. miền núi.

Câu 15: Kể tên các loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta

  • A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • B. Cát, sỏi, dầu mỏ, than đá.
  • C. Khí tự nhiên, vàng, kim cương.
  • D. Kim cương, than đá, khí tự nhiên.

Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm của nguồn nước nước ta?

  • A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với trữ lượng thủy điện lớn.
  • B. Sông ngòi là nguồn cung cấp nước cho một số ngành công nghiệp.
  • C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, ít thủy điện.
  • D. Nguồn nước nóng, nước khoáng đa dạng và phân bố ở nhiều nơi tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết.

Câu 16: Đâu không phải đặc điểm các mỏ khoáng sản nước ta?

  • A. Quy mô rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam.
  • B. Quy mô nhỏ, chủ yếu thuận lợi cho phát triển công nghiệp địa phương.
  • C. Nhiều loại khoáng sản được khai thác đã suy giảm đáng kể về trữ lượng.
  • D. Ngành công nghiệp nước ta phải thay đổi để phù hợp với nguồn nguyên liệu mới.

Câu 17: Đâu không phải là đặc điểm của nguồn lao động nước ta?

  • A. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày càng tăng.
  • B. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
  • C. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
  • D. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm về nguồn nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nước ta?

  • A. Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
  • B. Cơ sở vật chất kĩ thuật một số ngành công nghiệp lạc hậu.
  • C. Tính cạnh tranh thị trường ngày càng tăng.
  • D. Sản phẩm công nghiệp đòi hỏi đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu.

Câu 19: Tại sao sản lượng điện nước ta tăng nhanh trong những năm qua?

  • A. Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
  • B. Áp dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
  • C. Áp dụng chính sách cải tạo đất trồng rừng.
  • D. Nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao.

Câu 20: Nhà máy điện chạy bằng than là

  • A. Vĩnh Tân, sông Hậu, Ô Môn, Vũng Tàu.
  • B. Sông Hậu, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • C. Hải Phòng, Vũng Áng, Vĩnh Tân, sông Hậu.
  • D. Phú Mỹ, Hải Phòng, Vũng Áng, Vĩnh Tân.

Câu 21: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể

  • A. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai.
  • B. Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định.
  • C. Hà Tĩnh, Đồng Hới, Nghệ An, Cà Mau.
  • D. Bạch Hổ, Cửu Long, Lan Tây, Vũng Tàu.

Câu 22: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết dầu thô được khai thác chủ yếu ở đâu?

  • A. Rạng Đông, Lan Tây, Đại Hùng, Mỹ Tho.
  • B. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Rạng Đông, Đại Hùng.
  • C. Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng.
  • D. Phan Thiết, Vũng Tàu, Đại Hùng, Bạch Hổ.

Câu 23: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở nước ta?

  • A. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  • B. Hà Nội, Cần Thơ.
  • C. Hải Phòng, Đà Nẵng.
  • D. Cần Thơ, Hải Phòng.

Câu 24: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết trung tâm nào sau đây không phải là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Thủ Dầu Một.
  • C. Hải Phòng.
  • D. Vũng Tàu.

Câu 25: Thế nào là ngành công nghiệp xanh?

  • A. Ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành kinh tế khác.
  • B. Thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp cho các điều kiện của môi trường tốt hơn.
  • C. Đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân vừa không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe.
  • D. Một hoạt động mang tính chất dây chuyền, kết nối nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.

Câu 26: Công nghệ khai thác ở nước ta ngày càng được đầu tư, phát triển hiện đại, dẫn đến

  1. Chất lượng dầu thô và khí tự nhiên được cải thiện.
  2. Tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện cho đất nước.
  3. Bảo vệ môi trường.
  • A. (1); (3).
  • B. (2); (3);
  • C. (1); (2); (3).
  • D. (2).

Câu 27: Lợi ích của việc phát triển công nghiệp xanh ở nước ta là?

  1. Tái sử dụng các chất thải.
  2. Gia tăng biến đổi ô nhiễm không khí.
  3. Tạo cơ hội việc làm cho nguồn lao động.
  4. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên khác.
  5. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
  • A. (2); (3); (5).
  • B. (1); (4); (5).
  • C. (1); (2); (3).
  • D. (2); (3); (4).

Câu 28: Trong các ý dưới đây, có bao nhiêu ý đúng về những vấn đề đang tồn tại trong quá trình phát triển công nghiệp xanh ở nước ta?

  1. Giảm thiểu tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất), chất thải công nghiệp và biến đổi khí hậu.
  2. Ứng phó với những rủi ro trong công nghiệp; xúc tiến quá trình chuyển hóa xanh, hướng đến phát triển bền vững.
  3. Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp.
  4. Đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn tài nguyên liên quan đến ngành công nghiệp.
  • A. 4 ý.
  • B. 3 ý.
  • C. 2 ý.
  • D. 1 ý.

Câu 29: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về thủy điện là hướng

  • A. Đáp Cầu - Bắc Giang.
  • B. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
  • C. Hòa Bình - Sơn La.
  • D. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.

Câu 30: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là hướng

  • A. Đáp Cầu - Bắc Giang.
  • B. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
  • C. Việt Trì - Lâm Thao.
  • D. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác