Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 6: Công nghiệp (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 6: Công nghiệp (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kể tên các loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta

  • A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • B. Cát, sỏi, dầu mỏ, than đá.
  • C. Khí tự nhiên, vàng, kim cương.
  • D. Kim cương, than đá, khí tự nhiên.

Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của nguồn nước nước ta?

  • A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với trữ lượng thủy điện lớn.
  • B. Sông ngòi là nguồn cung cấp nước cho một số ngành công nghiệp.
  • C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, ít thủy điện.
  • D. Nguồn nước nóng, nước khoáng đa dạng và phân bố ở nhiều nơi tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết.

Câu 3: Đâu không phải đặc điểm các mỏ khoáng sản nước ta?

  • A. Quy mô rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam.
  • B. Quy mô nhỏ, chủ yếu thuận lợi cho phát triển công nghiệp địa phương.
  • C. Nhiều loại khoáng sản được khai thác đã suy giảm đáng kể về trữ lượng.
  • D. Ngành công nghiệp nước ta phải thay đổi để phù hợp với nguồn nguyên liệu mới.

Câu 4: Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

  • A. 4 nhân tố.
  • B. 3 nhân tố.
  • C. 1 nhân tố.
  • D. 2 nhân tố.

Câu 5: Có bao nhiêu nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

  • A. 4 nhân tố.
  • B. 5 nhân tố.
  • C. 1 nhân tố.
  • D. 2 nhân tố.

Câu 6: Có bao nhiêu nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội?

  • A. 4 nhân tố.
  • B. 3 nhân tố.
  • C. 6 nhân tố.
  • D. 2 nhân tố.

Câu 7: Đặc điểm khoáng sản nước ta là

  • A. hiếm, chỉ có khoảng 10 loại khác nhau.
  • B. phong phú, đa dạng với 30 loại khác nhau.
  • C. phong phú, đa dạng với hơn 60 loại khác nhau.
  • D. hiếm, không có giá trị kinh tế.

Câu 8: Đặc điểm sinh vật nước ta là

  • A. Tài nguyên rừng, sinh vật phong phú, đa dạng.
  • B. Tài nguyên nước phong phú, đa dạng.
  • C. Hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều mạch nước ngầm.
  • D. Nguồn nguyên liệu ít, sinh vật hiếm cao.

Câu 9: Ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng ở nước ta là

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Thủy sản.
  • D. Lâm nghiệp.

Câu 10: Điều kiện nào để nền công nghiệp phát triển mạnh và tập trung phân bố nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp?

  • A. vị trí gần núi, đường giao thông huyết mạch.
  • B. thời tiết mát mẻ, giao thông thuận lợi.
  • C. vị trí gần cảng biển, đường giao thông ùn tắc.
  • D. vị trí thuận lợi, gần cảng biển, đường giao thông huyết mạch, các đô thị lớn.

Câu 11: Điện mặt trời phân bố chủ yếu ở

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
  • C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12: Ngành công nghiệp mới, có tốc độ phát triển nhanh ở nước ta trong những năm gần đây là

  • A. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • B. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
  • C. Công nghiệp sản xuất điện.
  • D. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

Câu 13: Ngành công nghiệp nào ở nước ta phát triển khá sớm, từ cuối thế kỉ XIX, gắn liền với nhu cầu cơ bản của người dân?

  • A. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • B. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
  • C. Công nghiệp sản xuất điện.
  • D. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

Câu 14: Ngành công nghiệp dệt, sản xuất trang phục ở nước ta được hình thành từ

  • A. cuối thế kỉ IX.                                        
  • B. đầu thế kỉ XV.
  • C. đầu thế kỉ XIX.                                      
  • D. cuối thế kỉ XIX.

Câu 15: Cơ cấu ngành công nghệ dệt, sản xuất trang phục nước ta đa dạng, gồm hai ngành chính là

  • A. thủ công mĩ nghệ và dệt.
  • B. đúc đồng và sản xuất giày, dép.
  • C. dệt và sản xuất trang phục.
  • D. sản xuất trang phục và giày, dép, túi xách.

Câu 16: Công nghệ dệt, sản xuất trang phục thường phân bố ở

  • A. ven biển.
  • B. các đô thị lớn.
  • C. nông thôn.
  • D. miền núi.

Câu 17: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở nước ta?

  • A. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
  • B. Hà Nội, Cần Thơ.
  • C. Hải Phòng, Đà Nẵng.
  • D. Cần Thơ, Hải Phòng.

Câu 18: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết trung tâm nào sau đây không phải là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Thủ Dầu Một.
  • C. Hải Phòng.
  • D. Vũng Tàu.

Câu 19: Thế nào là ngành công nghiệp xanh?

  • A. Ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành kinh tế khác.
  • B. Thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp cho các điều kiện của môi trường tốt hơn.
  • C. Đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân vừa không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe.
  • D. Một hoạt động mang tính chất dây chuyền, kết nối nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.

Câu 20: Trong các ý dưới đây, có bao nhiêu ý đúng về những vấn đề đang tồn tại trong quá trình phát triển công nghiệp xanh ở nước ta?

  1. Giảm thiểu tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất), chất thải công nghiệp và biến đổi khí hậu.
  2. Ứng phó với những rủi ro trong công nghiệp; xúc tiến quá trình chuyển hóa xanh, hướng đến phát triển bền vững.
  3. Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp.
  4. Đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn tài nguyên liên quan đến ngành công nghiệp.
  • A. 4 ý.
  • B. 3 ý.
  • C. 2 ý.
  • D. 1 ý.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác