Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thị trường tiêu thụ nông nghiệp ngày càng được mở rộng trong và ngoài nước, nông sản nước ta có mặt tại bao nhiêu quốc gia?

  • A. 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • B. 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • C. 107 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • D. 96 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Câu 2: Sản xuất nông nghiệp gắn với hướng phát triển theo 3 nhóm sản phẩm nào?

  • A. Chủ lực nước ngoài, chủ lực quốc gia và chủ lực cấp tỉnh.
  • B. Chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh và đặc sản địa phương với các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.
  • C. Chủ lực quốc gia, chủ lực cấp thành phố và chủ lực cấp huyện.
  • D. Chủ lực cấp tỉnh, chủ lực cấp xã và chủ lực quốc gia.

Câu 3: Trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

  • A. Ngành trồng trọt.
  • B. Ngành chăn nuôi.
  • C. Ngành lâm nghiệp.
  • D. Ngành hải sản.

Câu 4: Đâu không phải là chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất ở nước ta?

  • A. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
  • B. Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
  • C. Chính sách phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.
  • D. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào bảo hiểm nông nghiệp

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm về địa hình và đất ở nước ta

  • A. Có 3/4 là diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.
  • B. Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit.
  • C. Có ba châu thổ lớn.
  • D. Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa.

Câu 6: Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, thuận lợi cho

  • A. Vùng chuyên canh cây công nghiệp, sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc.
  • B. Chăn nuôi gia súc, sản xuất cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.
  • C. Trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, sản xuất cây lương thực.
  • D. Vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

Câu 7: Đất phù sa ở đồng bằng, thuận lợi cho

  • A. Sản xuất cây công nghiệp hàng năm, rau, quả, cùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • B. Trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, sản xuất lương thực.
  • C. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.
  • D. Sản xuất lương thực, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.

Câu 8: Trong các ý dưới đây, có bao nhiêu ý đúng về ý nghĩa của phát triển nông nghiệp xanh đối với nước ta?

  1. Nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp, tạo sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.
  2. Phát triển công nghệ xử lí tái sử dụng phụ phẩm, phế thải.
  3. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường.
  4. Đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường.
  • A. 1 ý.
  • B. 2 ý.
  • C. 3 ý.
  • D. 4 ý.

Câu 9: Thế nào là nông nghiệp hữu cơ?

  • A. Nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lí, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội,...
  • C. Hệ thống tự động hóa làm giảm nhân công, tự động biết nhu cầu của cây để cung cấp, nước, chất dinh dưỡng cho cây.
  • D. Sử dụng những phương pháp cho phép tái tạo và giữ gìn hệ sinh thái như trồng rừng, không làm đất (cày bừa), trồng đa canh, thuận theo tự nhiên,...

Câu 10: Quan sát hình ảnh và cho biết mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nông nghiệp tuần hoàn.
  • B. Nông nghiệp thông minh.
  • C. Nông nghiệp xanh.
  • D. Nông nghiệp công nghệ cao.

Câu 11: Quan sát hình ảnh và cho biết mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nông nghiệp tuần hoàn.
  • B. Nông nghiệp thông minh.
  • C. Nông nghiệp xanh.
  • D. Nông nghiệp công nghệ cao.

Câu 12: Quan sát hình ảnh và cho biết mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nông nghiệp sinh thái.
  • B. Nông nghiệp thông minh.
  • C. Nông nghiệp xanh.
  • D. Nông nghiệp công nghệ cao.

Câu 13: Quan sát hình ảnh và cho biết mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nông nghiệp tuần hoàn.
  • B. Nông nghiệp thông minh.
  • C. Nông nghiệp hữu cơ.
  • D. Nông nghiệp công nghệ cao.

Câu 14: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể

  • A. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai.
  • B. Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định.
  • C. Hà Tĩnh, Đồng Hới, Nghệ An, Cà Mau.
  • D. Bạch Hổ, Cửu Long, Lan Tây, Vũng Tàu.

Câu 15: Thế nào là ngành công nghiệp xanh?

  • A. Ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành kinh tế khác.
  • B. Thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp cho các điều kiện của môi trường tốt hơn.
  • C. Đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân vừa không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe.
  • D. Một hoạt động mang tính chất dây chuyền, kết nối nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.

Câu 16: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là hướng

  • A. Đáp Cầu - Bắc Giang.
  • B. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
  • C. Việt Trì - Lâm Thao.
  • D. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.

Câu 17: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình và trung tâm nhỏ là dựa vào

  • A. vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp.
  • B. diện tích của trung tâm công nghiệp.
  • C. giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp.
  • D. vai trò của trung tâm công nghiệp.

Câu 18: Tại sao Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc?

  1. Vị trí địa lí thuận lợi.
  2. Tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên (Đông Bắc giàu than đá, hải sản; Tây Bắc giàu về thủy điện; đồng bằng sông Hồng giàu về nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm).
  3. Gần đường biển quốc tế, thuận lợi trong giao lưu quan hệ hợp tác quốc tế bằng đường biển.
  4. Đội ngũ lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, chuyên môn khoa học kĩ thuật tay nghề cao.
  5. Cơ sở vật chất hạ tầng vững mạnh.
  6. Cơ sở hạ tầng hiện đại và ít bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
  • A. (2); (3); (4); (5).
  • B. (1); (2); (4); (5). 
  • C. (1); (3); (4); (6).
  • D. (1); (2); (3); (4).

Câu 19: Quan sát Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (năm 2021) và cho biết tuyến quốc lộ 7 nối liền

  • A. Vinh với nước Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn.
  • B. Lào Cai với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
  • C. TP Hồ Chí Minh với Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • D. Hà Nội với Lạng Sơn.

Câu 20: Quan sát Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (năm 20212) và cho biết tỉnh nào sau đây đường quốc lộ 1A không đi qua?

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Bắc Giang.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Vĩnh Phúc.

Câu 21: Để đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, Việt Nam cần

  1. Đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch đồng thời vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, xã hội.
  2. Góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sự phát triển của các hệ sinh thái.
  3. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử.
  4. Xây dựng điểm đến thông minh, ứng dụng công nghệ số trong du lịch.
  • A. (2); (3).
  • B. (1); (4).
  • C. (3); (4).
  • D. (1); (2).

Câu 22: Cho bảng số liệu:

Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2012

Năm

Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)

Giá trị sản xuất  

(tỉ đồng)

Tổng số

Khai thác

Nuôi trồng

2000

3466,8

1987,9

1479,9

63687,0

2007

4199,1

2074,5

2124,6

89694,3

2010

5142,7

2414,4

2728,3

153169,9

2012

5820,7

2705,4

3115,3

224263,9

Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2012?

  • A. Sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản đều tăng, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn thủy sản khai thác.
  • B. Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
  • C. Giá trị sản xuất thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh.
  • D. Tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh.

Câu 23: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về thủy điện là hướng

  • A. Đáp Cầu - Bắc Giang.
  • B. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
  • C. Hòa Bình - Sơn La. 
  • D. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.

Câu 24: Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta gồm

  • A. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
  • B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
  • C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
  • D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Câu 25: Căn cứ vào giá trị sản xuất, Hà Nội được xếp là

  • A. Trung tâm công nghiệp lớn.
  • B. Trung tâm công nghiệp rất lớn.
  • C. Trung tâm công nghiệp trung bình.
  • D. Trung tâm công nghiệp nhỏ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác