Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ phát triển vùng động lực miền Trung gồm những tỉnh thành ven biển nào?

  • A. Phan Thiết, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Nam.
  • B. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
  • C. Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế.
  • D. Nha Trang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Dung Quất.

Câu 2: Trung tâm du lịch quan trọng nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A. Nha Trang.
  • B. Phan Thiết.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Quảng Ngãi.

Câu 3: Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 

  • A. Tất cả các tỉnh đều có biển.
  • B. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
  • C. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu.
  • D. Vùng trung du trải dài.

Câu 4: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là 

  • A. bảo vệ, phát triển rừng.
  • B. xây dựng các hồ thủy lợi.
  • C. xây dựng đê, kè chắn sóng.
  • D. di dân đến các vùng khác.

Câu 5: Quan sát hình ảnh và cho biết đó là hiện tượng thiên tai nào ở vùng Bắc Trung Bộ?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hạn hán.
  • B. Cát bay.
  • C. Sạt lở đất.
  • D. Lũ lụt.

Câu 6: Đặc điểm giao thông vận tải của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. Đẩy mạnh phát triển các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển.
  • B. Hình thành các cảng biển liên vùng, quốc tế.
  • C. Phát triển nghề cá xa bờ.
  • D. Hình thành các trung tâm nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư của Tây Nguyên? 

  • A. Là vùng thưa dân nhất cả nước. 
  • B. Dân cư phân bố không đều. 
  • C. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị. 
  • D. Dân tộc ít người như Tày, Thái, Mường sinh sống chủ yếu.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm nông nghiệp vùng Bắc Trung Bộ?

  • A. Đầu tư theo chiều sâu, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
  • B. Dải đồng bằng ven biển trở thành những nơi sản xuất lúa chủ yếu.
  • C. Tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm.
  • D. Cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía,... được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát pha ven biển.

Câu 9: Sa mạc hóa đã gây ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm.
  • B. Tăng chi phí xây dựng hệ thống tưới tiêu.
  • C. Tăng chi phí làm mát các nhà xưởng.
  • D. Đất bị thoái hóa làm giảm diện tích canh tác nông nghiệp.

Câu 10: Hạn hán đã gây ảnh hưởng như thế nào tới xã hội vùng Ninh Thuận - Bình Thuận?

  • A. Suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm gây cạn kiệt nước sinh hoạt.
  • B. Đói nghèo, thiếu lương thực vì năng suất sản xuất thấp.
  • C. Hiện tượng cát bay tàn phá cây trồng, vật nuôi.
  • D. Hư hỏng các công trình, cơ sở hạ tầng.

Câu 11: Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng vì Tây Nguyên 

  • A. Có diện tích rừng lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho vùng xung quanh. 
  • B. Nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Đông Dương, giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. 
  • C. Là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lãnh thổ lân cận. 
  • D. Góp phần bảo vệ các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.

Câu 12: Vùng Tây Nguyên phát triển nguồn tài nguyên nước nào?

  • A. nước khoáng, nước nóng.
  • B. nước khoáng, nước ngọt.
  • C. nước cất, nước ngọt.
  • D. nước mặn, nước nóng.

Câu 13: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao. 
  • B. Thị trường tiêu thụ nhỏ.
  • C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 
  • D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 14: Đâu là đặc điểm về logistic vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giao dịch thanh toán, tư vấn kế toán - kiểm toán,...
  • B. Đồng bộ hệ thống logistic gắn với hệ thống bến cảng, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm.
  • C. Phát triển các loại hình du lịch đô thị, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh,...
  • D. Phát triển hệ thống cảng biển trung chuyển quốc tế và trong nước.

Câu 15: Đâu là đặc điểm về du lịch biển vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, giao dịch thanh toán, tư vấn kế toán - kiểm toán,...
  • B. Đồng bộ hệ thống logistic gắn với hệ thống bến cảng, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm.
  • C. Bãi biển đẹp; hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
  • D. Phát triển hệ thống cảng biển trung chuyển quốc tế và trong nước.

Câu 16: Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là

  • A. Đồng Nai.
  • B. Bình Phước.
  • C. Long An.
  • D. Bình Dương.

Câu 17: Đâu là vị thế của TP Hồ Chí Minh?

  • A. Là trung tâm văn hóa, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
  • B. Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
  • C. Là trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.
  • D. Là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, các hoạt động nội thương, ngoại thương diễn ra sôi nổi.

Câu 18: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Công nghiệp sản xuất điện.
  • B. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • C. Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục.
  • D. Công nghiệp sản xuất, giày dép.

Câu 19: Đâu không phải đặc điểm về tài chính, ngân hàng vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Bạc Liêu là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của vùng.
  • B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng.
  • C. Cung cấp vốn đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
  • D. Tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất và khai thác tiềm năng tự nhiên của vùng.

Câu 20: Hiện tượng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long nước ta hiện nay chủ yếu do 

  • A. mưa axít ở nhiều nơi.
  • B. ô nhiễm nước biển, đại dương.
  • C. biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • D. suy giảm tầng ôdôn.

Câu 21: Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên?

  • A. Thau chua và rửa mặn đất đai.
  • B. Hạn chế nước ngầm hạ thấp.
  • C. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
  • D. Tăng cường phù sa cho đất.

Câu 22: Tài nguyên dầu khí phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam của khu vực 

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển, đảo của nước ta hiện nay là 

  • A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. 
  • B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người. 
  • C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
  • D. Hoạt động du lịch.

Câu 24: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?

  • A. Kiên Giang.
  • B. Khánh Hòa.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 25: Quan sát Bản đồ các huyện đảo và thành phố đảo ở Việt Nam (năm 2021) và cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển?

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Vĩnh Phúc.
  • C. Khánh Hòa.
  • D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác