5 phút giải Địa lí 9 cánh diều trang 193
5 phút giải Địa lí 9 cánh diều trang 193. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 20. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia biển, có nhiều tiềm năng để phát triển, hội nhập kinh tế và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Vậy nước ta đã phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như thế nào? Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo có ý nghĩa gì đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền quốc gia? Vấn để khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền ra sao?
I. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
CH:
- Quan sát hình 20.1, hãy trình bày các vùng biển của Việt Nam.
- Dựa vào thông tin và hình 20.2, hãy xác định các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo đó trên bản đồ.
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
CH: Dựa vào thông tin, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
CH: Dựa vào thông tin, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo đổi với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
III. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
CH: Dựa vào thông tin, hãy phân tích vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biên, đảo ở nước ta. Lấy ví dụ minh hoạ.
CH: Dựa vào thông tin, hãy phân tích vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Lập sơ đồ thể hiện nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở Việt Nam.
Câu 2: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, video về một một huyện đảo hoặc thành phố đảo ở Việt Nam.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
MỞ ĐẦU
- Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển:
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển là việc khai thác không gian biển, tài nguyên biển để phát triển các ngành kinh tế biển; đảm bảo có sự liên kết, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau; không kìm hãm, không gây ảnh hưởng tiêu cực cho các ngành khác; đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để nước ta phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như: khai thác và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển; giao thông vận tải biển; du lịch biển, đảo,...
- Ý nghĩa:
+ Việc phát triển tổng hợp kinh tế biến, đảo góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển, đảo,... Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và có hành động bảo vệ tài nguyên, môi trường biên, đảo của đất nước. Cùng với đó, phát triển tổng hợp kinh tế biến cung cấp công cụ, phương tiện và đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo thu hút nguồn nhân lực lớn, thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biển, tạo thể phòng thủ chiến lược và lực lượng vững chắc đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông; đồng thời cung cấp điều kiện để bảo vệ biển, đảo tốt hơn....
- Vấn để khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền:
+ Tài nguyên biển đảo ngày càng được khai thác đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, góp phần phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo còn nhiều bất cập như: một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm.
+ Việc giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông là vấn đề quan trọng hàng đầu. Việt Nam kiên định trong việc giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông
I. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
CH:
- Các vùng biển: 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Các huyện đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo đó trên bản đồ:
+ Vân Đồn, Cô Tô: Quảng Ninh
+ Cát Hải, Bạch Long Vĩ: Hải Phòng
+ Cồn Cỏ: Quảng Trị
+ Hoàng Sa: Đà Nẵng
+ Trường Sa: Khánh Hòa
+ Lý Sơn: Quãng Ngãi
+ Phú Quý: Bình Thuận
+ Côn Đảo: Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Kiên Hải, Phú Quốc: Kiên Giang
II. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
CH:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng khai thác hải sản của Việt Nam tăng liên tục qua các năm nhờ đầu tư công nghệ, phương tiện đánh bắt xa bờ và nâng cấp nhiều cảng cá, đóng góp khoảng 95% trong tổng sản lượng thuỷ sản khai thác của cả nước.
+ Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi biển, đồng thời góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo. Nuôi trồng hải sản được chú trọng phát triển gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nuôi trồng hải sản tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Khai thác khoáng sản biển
+ Khai thác dầu thô, khí tự nhiên là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, tuy nhiên sản lượng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Song song với việc khai thác tại các bể hiện có, hoạt động khai thác dầu thô, khí tự nhiên được mở rộng bằng việc đây mạnh công tác điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ như: mỏ khí Báo Vàng, Báo Trắng, các mỏ thuộc dự án khí Tây Nam,...; chủ động hợp tác với các nước khác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
+ Ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,... được khai thác ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các tỉnh như: Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận,...
+ Việc khai thác khoáng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, không làm tổn hại đến sự phát triển của các ngành khác.
- Giao thông vận tải biển:
+ Nước ta có vùng biển rộng; đường bờ biển dài; nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải biển với các tuyến đường nội địa và quốc tế.
+ Dọc theo bờ biển của nước ta đã có nhiều cảng biển được xây dựng và khai thác như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa Lò, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn,...
+ Đội tàu biển của Việt Nam tăng cả về số lượng và trọng tải, đặc biệt là tàu
container. Các tuyến đường biển nội địa và quốc tế ngày càng được mở rộng.
Khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 69,9 triệu tấn (năm 2021). Giao thông vận tải biển phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
- Du lịch biển, đảo
+ Nước ta có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú và đã được khai thác hiệu quả.
+ Du lịch biển phát triển nhanh với sự đa dạng về sản phẩm và loại hình. Bên cạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan biển, các loại hình khác đang được khai thác ngày càng đa dạng như: du lịch sinh thái biển, đảo; thể thao biển;...
+ Các khu du lịch biển, đảo được xây dựng ngày càng nhiều, với những điểm đến nổi tiếng như: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Cửa Lò, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc,...
+ Du lịch biển, đảo góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế biển khác, tạo ra sự kết nối giữa các lãnh thổ, thay đổi diện mạo của vùng ven biển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cần hết sức chú trọng tới việc bảo vệ môi trường biên, đảo.
CH:
- Việc phát triển tổng hợp kinh tế biến, đảo góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển, đảo,... Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và có hành động bảo vệ tài nguyên, môi trường biên, đảo của đất nước. Cùng với đó, phát triển tổng hợp kinh tế biến cung cấp công cụ, phương tiện và đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo thu hút nguồn nhân lực lớn, thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biển, tạo thể phòng thủ chiến lược và lực lượng vững chắc đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông; đồng thời cung cấp điều kiện để bảo vệ biển, đảo tốt hơn....
III. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
CH:
- Tài nguyên biển đảo ngày càng được khai thác đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, góp phần phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta.
- Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo còn nhiều bất cập như: một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm. Ô nhiễm môi trường biển diễn ra ở nhiều nơi, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng còn nhiều hạn chế. Sự liên kết trong khai thác tài nguyên và môi trường biển, đảo giữa các vùng biển và ven biển, vùng ven biển và vùng nội địa, giữa các ngành kinh tế thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.
- Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo cần đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; giảm thiểu và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững kinh tế biển, đảo trên nền tảng tăng trưởng xanh; tăng cường liên kết trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biên, đảo.
CH:
Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam. Hiện nay, vấn đề vi phạm và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực. Vì vậy, việc giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Việt Nam kiên định trong việc giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông bằng các biện pháp như:
- Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo.
- Tạo sinh kế bền vững, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo; kết hợp phát triển bền vững kinh tế biến với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt (Hải quân, Cảnh sát biển, Dân quân tự vệ biển, Kiểm ngư,...); đẩy mạnh phát triển các nguồn nhân lực biển. – Tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; tham gia ki kết và thực hiện luật pháp quốc tế.
- Giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế....
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1:
Câu 2:
Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 9 cánh diều, giải Địa lí 9 cánh diều trang 193, giải Địa lí 9 CD trang 193
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận