5 phút giải Địa lí 9 cánh diều trang 206

5 phút giải Địa lí 9 cánh diều trang 206. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

CHỦ ĐỀ 2. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long có những nét đặc sắc về văn hoá. Đây cũng là những vùng bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu.

Vậy nét đặc sắc về văn hoá của châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào qua văn minh của các dòng sông này? Những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai châu thổ này như thế nào? Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống và sản xuất ra sao? Người dân cần làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

I. NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

CH: Dựa vào thông tin, tư liệu và quan sát các hình 2.1, 2.2, hãy:

- Trình bày nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng.

- Vì sao văn minh châu thổ sông Hồng còn được gọi là "văn minh lúa nước"?

II. NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA Ở CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

CH: Dựa vào thông tin, tư liệu, quan sát hình 2.4, hãy trình bày nét đặc sắc về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long.

III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CHÂU THỔ

CH1: Dựa vào thông tin, hãy phân tích những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

CH2: Dựa vào thông tin, hãy nêu những tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

CH3: Dựa vào thông tin, hãy đề xuất một số giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biển đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng hoặc châu thổ sông Cửu Long.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của văn minh ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 2: Lập sơ đồ tóm tắt biểu hiện, tác động và giải pháp ứng phó với biến đổi khi hậu ở châu thổ sông Hồng hoặc châu thổ sông Cửu Long.

Câu 3: Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn học về một thành tựu của văn minh châu thổ sông Hồng hoặc sông Cửu Long còn tồn tại đến ngày nay.

Câu 4: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu một số kết quả ứng phó biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng hoặc châu thổ sông Cửu Long.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

  1. Đặc sắc về văn hóa:

- Vùng châu thổ sông Hồng có những nét đặc sắc về văn hoá:

+ Kết cấu làng – họ trong làng xóm: làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ. Quá trình chinh phục và định cư theo các dòng sông dẫn đến sự hình thành của làng xóm. Mỗi làng bao gồm một số xóm, mỗi xóm bao gồm nhiều gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lí nhất định. Ngoài quan hệ hàng xóm, quan hệ huyết thống được bảo tồn và củng cố, tạo thành kết cấu vừa làng xóm vừa họ hàng

+  Sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo: tín ngưỡng của cư dân vùng châu thổ sông Hồng mang những nét đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ tổ nghề,... Tôn giáo phổ biến là Phật giáo, Đạo giáo.

+ Sự phong phú của lễ hội và các loại hình diễn xướng dân gian truyền thống: lễ hội ở châu thổ sông Hồng rất đa dạng. Trong các dịp lễ hội, người dân thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: đấu vật, đánh đu, đánh cờ người,.... Cư dân nơi đây cũng là chủ nhân của những loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc như: hát quan họ, hát chèo, hát chầu văn, múa rối nước....

+ Vùng châu thổ sông Hồng còn là nơi lưu giữ một kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng....

- Nét đặc sắc về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long:

+ Văn hoá sông nước: hoạt động của cư dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước. Họ sinh sống tập trung ở ven sông, kênh, rạch, hình thành các thị trấn, thị tứ và hệ thống chợ nổi. Người dân tận dụng tối đa những vật liệu sẵn có trong môi trường sông nước như lá dừa nước, tràm để làm nhà ở. Phương tiện đi lại của cư dân chủ yếu là ghe, thuyền, xuồng.

+ Sự đa dạng của các loại hình tin ngưỡng, tôn giáo: bên cạnh các tôn giáo từ bên ngoài du nhập như Phật giáo, Hồi giáo.... châu thổ sông Cửu Long còn là quê hương của đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo,... Do cuộc sống gắn liền với sông nước, người dân xây dựng nhiều đình, chùa, miếu,... ở hai bên bờ sông.

+ Nơi hội tụ của các lễ hội, biểu diễn nghệ thuật độc đáo: châu thổ sông Cửu Long là nơi có lễ hội phong phú, đặc sắc, tiêu biểu như lễ cúng biển Mỹ Long, lễ Vu Lan thắng hội, lễ hội Chol-chnam Thmay.... Ngoài ra, người dân còn sáng tạo nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn như đờn ca tài tử, cải lương....

  1. Biểu hiện biến đổi khí hậu:

Một số biểu hiện qua: nhiệt độ, lượng mưa, khí hậu, thời tiết,...

  1. Tác động biến đổi khí hậu:

- Châu thổ sông Hồng:

+ Nhiệt độ tăng, nắng nóng kéo dài: hạn hán gia tăng, gây thiếu nước sản xuất, suy thoái đất trồng, giảm năng suất vụ đông, tăng mức tiêu hao năng lượng, thiếu nước cho sinh hoạt, phát sinh dịch bệnh,...

+ Lượng mưa thay đổi, mưa bất thường: gây ngập lụt, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch....

+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, rét đậm, rét hại): gây thiệt hại về tài sản, công trình, làm giảm khả năng sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, gia tăng các dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

- Châu thổ sông Cửu Long:

+ Mùa khô kéo dài: gây hạn hán, nhiều diện tích cây trồng bị chết hoặc giảm năng suất, nguy cơ cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Triều cường gia tăng: gây ngập úng khu vực trũng thấp, hư hỏng tài sản, khó khăn cho giao thông, nhất là ở các đô thị.

+ Xâm nhập mặn sâu vào đất liền: thu hẹp diện tích đất sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch; thu hẹp không gian cư trú của người dân; ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt....

  1. Ứng phó biến đổi khí hậu:

Châu thổ sông Hồng:

- Giải pháp thích ứng:

+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh bảo thiên tai.

+ Chủ động phòng, chống thiên tai (bão, lũ, ngập úng,...); hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Trồng cây xanh; nâng cấp, gia cố hệ thống đê sông, đê biển và đảm bảo an toàn hồ chứa.

- Giải pháp giảm nhẹ:

+ Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,...; hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;...

+ Đổi mới công nghệ trong sản xuất để giảm phát thải.

+ Nâng cao năng lực xử lí, tái chế chất thải.

Châu thổ sông Cửu Long

- Giải pháp thích ứng:

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.

+ Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu hạn, mặn; canh tác trên vùng đất ngập nước.

+ Tiết kiệm nước và tái sử dụng nước.

+ Đa dạng hoá sinh kế.

+ Gia cố, thay đổi kiến trúc nhà ở.

- Giải pháp giảm nhẹ:

+ Xây dựng, gia cố các công trình thuỷ lợi (đập ngăn mặn, hồ trữ nước ngọt, nạo vét kênh cấp nước....).

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên nước; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

+ Quy hoạch mạng lưới giao thông, hệ thống thoát nước ở các đô thị, khu dân cư.

+ Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

I. NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

CH: 

- Vùng châu thổ sông Hồng có những nét đặc sắc về văn hoá:

+ Kết cấu làng – họ trong làng xóm: làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ. Quá trình chinh phục và định cư theo các dòng sông dẫn đến sự hình thành của làng xóm. Mỗi làng bao gồm một số xóm, mỗi xóm bao gồm nhiều gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lí nhất định. Ngoài quan hệ hàng xóm, quan hệ huyết thống được bảo tồn và củng cố, tạo thành kết cấu vừa làng xóm vừa họ hàng

+  Sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo: tín ngưỡng của cư dân vùng châu thổ sông Hồng mang những nét đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ tổ nghề,... Tôn giáo phổ biến là Phật giáo, Đạo giáo.

+ Sự phong phú của lễ hội và các loại hình diễn xướng dân gian truyền thống: lễ hội ở châu thổ sông Hồng rất đa dạng. Trong các dịp lễ hội, người dân thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: đấu vật, đánh đu, đánh cờ người,.... Cư dân nơi đây cũng là chủ nhân của những loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc như: hát quan họ, hát chèo, hát chầu văn, múa rối nước....

+ Vùng châu thổ sông Hồng còn là nơi lưu giữ một kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng....

- Văn minh châu thổ sông Hồng còn được gọi là "văn minh lúa nước" vì: Lúa nước là cây trồng chủ đạo của nền văn minh này. Người dân đã phát triển kỹ thuật canh tác lúa nước độc đáo, phù hợp với điều kiện tự nhiên của châu thổ sông Hồng. Lúa nước là cây trồng chủ đạo, nền tảng kinh tế, kỹ thuật canh tác, công cụ lao động, tổ chức xã hội và văn hóa của người dân đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn minh này.

II. NÉT ĐẶC SẮC VỀ VĂN HÓA Ở CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

CH: 

+ Văn hoá sông nước: hoạt động của cư dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước. Họ sinh sống tập trung ở ven sông, kênh, rạch, hình thành các thị trấn, thị tứ và hệ thống chợ nổi. Người dân tận dụng tối đa những vật liệu sẵn có trong môi trường sông nước như lá dừa nước, tràm để làm nhà ở. Phương tiện đi lại của cư dân chủ yếu là ghe, thuyền, xuồng.

+ Sự đa dạng của các loại hình tin ngưỡng, tôn giáo: bên cạnh các tôn giáo từ bên ngoài du nhập như Phật giáo, Hồi giáo.... châu thổ sông Cửu Long còn là quê hương của đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo,... Do cuộc sống gắn liền với sông nước, người dân xây dựng nhiều đình, chùa, miếu,... ở hai bên bờ sông.

+ Nơi hội tụ của các lễ hội, biểu diễn nghệ thuật độc đáo: châu thổ sông Cửu Long là nơi có lễ hội phong phú, đặc sắc, tiêu biểu như lễ cúng biển Mỹ Long, lễ Vu Lan thắng hội, lễ hội Chol-chnam Thmay.... Ngoài ra, người dân còn sáng tạo nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn như đờn ca tài tử, cải lương....

III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CHÂU THỔ

CH1:

 - Châu thổ sông Hồng:

+ Nhiệt độ trung bình năm ở châu thổ sông Hồng có xu hướng tăng. Trong giai doan 1961-2018, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,8 °C. Mức tăng nhiệt độ trung bình khác nhau giữa các tháng trong năm, trong đó từ tháng 9 đến tháng 11 tăng cao nhất (tăng 1,2 °C) và thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (tăng 0,7 °C). Nhiệt độ tăng. nắng nóng kéo dài.

+ Lượng mưa thay đổi, có sự khác nhau theo thời gian và cường độ. Lượng mưa trung bình năm ở châu thổ sông Hồng có xu thế giảm, số ngày mưa lớn tăng lên. Trong năm, lượng mưa giảm nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 (giảm 27,1%) và tăng nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 (tăng 13,8%).

+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng gia tăng: năng nóng kéo dài, số ngày rét đậm, rét hại giảm. Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng Mùa bão bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với thời kì trước. Mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả về thời gian và cường độ

+ Mực nước biển dâng. Trong thời kì 1962 - 2018, mực nước biển ở châu thổ sông Hồng tăng trung bình khoảng từ 2,3 mm/năm (trạm Hòn Dấu, Hải Phòng) đến 6,5 mm/năm (trạm Cửa Ông, Quảng Ninh).

- Châu thổ Sông Cửu Long:

+ Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở châu thổ sông Cửu Long tăng thêm 0,9 °C trong 58 năm (giai đoạn 1961 – 2018), trong đó nhiệt độ tăng cao nhất từ tháng 9 đến tháng 2 (tăng 1,1 °C) và thấp nhất từ tháng 3 đến tháng 5 (tăng 0,8 °C).

+ Thay đổi về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng ở châu thổ sông Cửu Long, tuy nhiên, số ngày mưa lớn giảm. Lượng mưa trong các tháng đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (tăng 97,4%).

+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: Trong giai đoạn 1961-2018, số ngày nắng nóng tăng từ 0,2 ngày thập kỉ đến 3,65 ngày/thập kỉ, số ngày hạn trong mùa khô thay đổi, có nhiều cơn bão đổ bộ vào và mưa lớn xảy ra bất thường hơn.

+ Mực nước biển dâng: Trong thời kì 1962 – 2018, mực nước biển ở châu thổ sông Cửu Long tăng khoảng 3,1 mm/năm (trạm Thổ Chu, Kiên Giang) đến 3.2 mm/năm (trạm Phú Quốc, Kiên Giang). Nước biển dâng, kết hợp nắng nóng, gây xâm nhập mặn sâu vào đất liền, triều cường gia tăng.

+ Trong quá trình phát triển, con người sử dụng nhiên liệu hoá thạch để sản xuất năng lượng, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải.... tạo ra lượng phát thải khí nhà kính ngày một lớn, là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.

CH2:

- Châu thổ sông Hồng:

+ Nhiệt độ tăng, nắng nóng kéo dài: hạn hán gia tăng, gây thiếu nước sản xuất, suy thoái đất trồng, giảm năng suất vụ đông, tăng mức tiêu hao năng lượng, thiếu nước cho sinh hoạt, phát sinh dịch bệnh,...

+ Lượng mưa thay đổi, mưa bất thường: gây ngập lụt, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch....

+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, rét đậm, rét hại): gây thiệt hại về tài sản, công trình, làm giảm khả năng sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, gia tăng các dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

- Châu thổ sông Cửu Long:

+ Mùa khô kéo dài: gây hạn hán, nhiều diện tích cây trồng bị chết hoặc giảm năng suất, nguy cơ cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Triều cường gia tăng: gây ngập úng khu vực trũng thấp, hư hỏng tài sản, khó khăn cho giao thông, nhất là ở các đô thị.

+ Xâm nhập mặn sâu vào đất liền: thu hẹp diện tích đất sản xuất, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch; thu hẹp không gian cư trú của người dân; ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt....

CH3:

  1. Châu thổ sông Hồng:

- Giải pháp thích ứng:

+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh bảo thiên tai.

+ Chủ động phòng, chống thiên tai (bão, lũ, ngập úng,...); hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Trồng cây xanh; nâng cấp, gia cố hệ thống đê sông, đê biển và đảm bảo an toàn hồ chứa.

- Giải pháp giảm nhẹ:

+ Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,...; hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;...

+ Đổi mới công nghệ trong sản xuất để giảm phát thải.

+ Nâng cao năng lực xử lí, tái chế chất thải.

  1. Châu thổ sông Cửu Long

- Giải pháp thích ứng:

+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.

+ Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu hạn, mặn; canh tác trên vùng đất ngập nước.

+ Tiết kiệm nước và tái sử dụng nước.

+ Đa dạng hoá sinh kế.

+ Gia cố, thay đổi kiến trúc nhà ở.

- Giải pháp giảm nhẹ:

+ Xây dựng, gia cố các công trình thuỷ lợi (đập ngăn mặn, hồ trữ nước ngọt, nạo vét kênh cấp nước....).

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên nước; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

+ Quy hoạch mạng lưới giao thông, hệ thống thoát nước ở các đô thị, khu dân cư.

+ Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: 

Điểm giống nhau và khác nhau của văn minh ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long:

Điểm giống nhau:

- Cả hai đều là nền văn minh lúa nước:

+ Lúa nước là cây trồng chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội.

+ Kỹ thuật canh tác lúa nước tương đồng: cấy lúa chiêm, cấy lúa mùa, sử dụng các công cụ lao động như cày, bừa, liềm,...

- Cơ cấu tổ chức xã hội:

+ Làng xã là đơn vị tổ chức cơ bản, với các quy tắc và tập quán chung.

+ Vai trò của dòng họ và cộng đồng trong đời sống xã hội.

- Văn hóa:

+ Nhiều phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng chung như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, cúng giỗ tổ tiên,...

+ Nét đẹp văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

Điểm khác nhau:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Châu thổ sông Hồng:

  • Địa hình: Đồng bằng rộng lớn, thấp và tương đối bằng phẳng.

  • Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

  • Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán, sương muối.

+ Sông Cửu Long:

  • Địa hình: Đồng bằng thấp trũng, nhiều kênh rạch.

  • Khí hậu: Nhiệt đới nóng ẩm.

  • Thiên tai: Lũ lụt, nước mặn xâm nhập.

- Kỹ thuật canh tác:

+ Châu thổ sông Hồng:

  • Cấy lúa nước hai vụ: chiêm và mùa.

  • Hệ thống thủy lợi phát triển.

+ Sông Cửu Long:

  • Cấy lúa nước ba vụ: đông xuân, hè thu, và vụ lúa nổi.

  • Hệ thống kênh rạch chằng chịt, phục vụ cho việc tưới tiêu và giao thông.

- Văn hóa:

+ Châu thổ sông Hồng:

  • Nét văn hóa mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước truyền thống.

  • Nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời.

+ Sông Cửu Long:

  • Nét văn hóa đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau.

  • Phát triển mạnh mẽ các loại hình nghệ thuật dân gian như: đờn ca tài tử, cải lương,...

Câu 2: 

Câu 3: 

Tư liệu: 

TS Nguyễn Huy, Văn minh lúa nước - Xin còn gọi tên, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/9976/van-minh-lua-nuoc-xin-con-goi-ten.html

Câu 4: 

Tư liệu: 

Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/y-te/ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-o-dong-bang-song-cuu-long-456198.html

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 9 cánh diều, giải Địa lí 9 cánh diều trang 206, giải Địa lí 9 CD trang 206

Bình luận

Giải bài tập những môn khác