Lý thuyết trọng tâm Địa lí 9 Chân trời Chủ để 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 9 chân trời sáng tạo Chủ để 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 2. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

I. Mục tiêu bài học

- Trình bày được những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long thông qua việc tìm hiểu về văn minh các dòng sông.

- Phân tích được những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

- Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến vùng châu thổ của hai đồng bằng hiện đại.

II. Bài học

1. Những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

a. Những nét văn hóa đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông Hồng

  • Giao lưu văn hóa: Văn hóa của người Việt cổ đã giao lưu, tiếp nhận thêm các yếu tố của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây
  • Đời sống vật chất: 
  • Làng xã có tính quần cư và biệp lập. Một số làng chuyên về nghề thủ công truyền thống
  • Xây dựng nhà ở hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên
  • Bữa ăn hàng ngày có: cơm – rau – cá (nước ngọt)
  • Trang phục của cư dân hướng đến thích ứng với thiên nhiên
  • Đời sống tinh thần: 
  • Phần lớn các lễ hội phản ánh nghi lễ, nếp sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, tưởng nhớ các anh hùng lịch sử
  • Có các loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc: dân cư Quan họ, hát Xoan, múa rối nước…

b. Những nét văn hóa đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông Cửu Long

  • Nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long:
  • Kiến trúc nhà nổi, buôn bán trên sông, nhiều điểm tập trung thành các chợ nổi như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm,...
  • Di chuyển bằng ghe, xuồng rất phổ biến.
  • Nét văn hoá ẩm thực ở châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo, tiêu biểu là các loại mắm, cá khô,... và các loại bánh làm từ gạo.
  • Một số nghề thủ công tiêu biểu như nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, nghề làm bột gạo ở Sa Đéc (Đồng Tháp), nghề làm đường thốt nốt ở An Giang,...
  • Tại châu thổ sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội và nghệ thuật dân gian như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Chôl Chnăm Thmây, lễ hội Đua ghe Ngo, đặc biệt nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.
  • Đặc trưng quan trọng trong văn hóa ở vùng này là: Cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước.

2. Biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long 

a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

  • Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa: 
  • Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm ở hai vùng châu thổ tăng khoảng 0,2C/thập kỉ.
  • Biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm ở hai vùng châu thổ có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng 2,1% (giai đoạn 1958 - 2018) và biến động theo mùa.
  • Các hiện tượng cực đoan:
  • Biến đổi khí hậu làm gia tăng số ngày nắng nóng và hạn hán ở cả hai vùng châu thổ
  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, dông, lốc, mưa lớn… xuất hiện nhiều hơn, khó dự đoán và có cường đô lớn.
  • Mực nước biển dâng:
  • Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng với xu hướng tăng trung bình 2,7 mm/ năm
  • Hai vùng châu thổ có vị trí giáp biển, lại có địa hình thấp nhất cả nước nên có nguy cơ ngập rất cao

b. Tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội 

  • Đối với phát triển kinh tế 
  • Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thu sản là ngành chịu tổn thất trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, cụ thể:

+ Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp; thay đổi thời vụ sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát sinh nhiều loại sâu bệnh mới, giảm năng suất nông sản ở cả hai vùng châu thổ.

+ Biến đổi khí hậu gây suy giảm đa dạng sinh học, tăng nguy cơ cháy rừng; gây thiệt hại, làm giảm diện tích và sản lượng thuỷ sản.

  • Công nghiệp và xây dựng: Biến đổi khí hậu phá huỷ các công trình xây dựng, nhà máy; thiếu nguồn nước và năng lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • Dịch vụ: Biến đổi khí hậu tàn phá nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng; tác động bất lợi đến hoạt động của ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch.
  • Đối với xã hội
  • Biến đổi khí hậu gây thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, dịch bệnh gia tăng, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người.
  • Biến đổi khí hậu làm mất địa bàn cư trú của người dân ven biển

c. Một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

  • Đối với vùng châu thổ sông Hồng
  • Biện pháp giảm nhẹ: 

+ Phát triển công nghiệp xanh.

+ Nâng cao năng lực dự báo, vận hành các hồ chứa, đập xả trữ nước thuỷ điện, thuỷ lợi.

+ Tăng cường sử dụng năng lượng mới, giảm lượng khí nhà kính.

+ Tăng cường bảo vệ rừng, đa dạng sinh học.

+ Giáo dục và tăng cường nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu.

  • Biện pháp thích ứng:

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích ứng với nhiệt độ tăng cao.

+ Hạn chế phát thải công nghiệp.

+ Thay đổi thời vụ sản xuất (vụ đông).

+ Xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Điều tiết nguồn nước từ các công trình thuỷ điện ở thượng lưu.

  • Đối với vùng châu thổ sông Cửu Long
  • Biện pháp giảm nhẹ: 

+ Đẩy mạnh trồng rừng và tái tạo rừng, giảm lượng khí nhà kính.

+ Quy hoạch 3 tiểu vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ, nước mặn với ba trọng tâm: thuỷ sản-cây ăn quả-lúa.

+ Sử dụng nước tiết kiệm.

+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về biến đổi khí hậu.

  • Biện pháp thích ứng:

+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, chống xâm nhập mặn.

+ Chuyển đổi thời vụ sản xuất, sử dụng giống lúa chịu phèn, chịu hạn, chịu mặn.

+ Phát triển du lịch miệt vườn, sinh thái, sông nước gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Sử dụng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu: lúa-tôm, lúa-cá, trồng rừng ngập mặn.

+ Xây dựng hệ thống bờ ao, chống sạt lở bờ sông, biển.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 9 CTST Chủ để 2: Văn minh châu thổ sông, kiến thức trọng tâm Địa lí 9 chân trời sáng tạo Chủ để 2: Văn minh châu thổ sông, Ôn tập Địa lí 9 chân trời sáng tạo Chủ để 2: Văn minh châu thổ sông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác