5 phút giải Địa lí 9 cánh diều trang 152

5 phút giải Địa lí 9 cánh diều trang 152. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 12. BẮC TRUNG BỘ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

Theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nước ta được quy hoạch thành 6 vùng kinh tế là: Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Vậy tự nhiên và phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì? Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố kinh tế của Bắc Trung Bộ?

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

CH: Dựa vào thông tin và hình 12.1, hãy:

– Xác định vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ.

– Xác định phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CH: Dựa vào thông tin và hình 12.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm phân hoá tự nhiên ở Bắc Trung Bộ.

- Giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.

CH: Dựa vào thông tin, hãy trình bày vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ.

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ

CH: Dựa vào thông tin, hãy: 

- Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ. 

- Giải thích tại sao có sự phân bổ đỏ.

CH: Dựa vào thông tin, hãy phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta.

CH: Dựa vào thông tin, hãy phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới tỉnh của nước ta.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam giai đoạn 1989-2021.

Câu 2: Lựa chọn một dân tộc ở Việt Nam, sưu tầm và giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc đó.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

MỞ ĐẦU

- Đặc điểm phân bố dân cư:

+ Mật độ dân số: thấp hơn mức trung bình của cả nước.

+ Phân bố dân cư và dân tộc ở Bắc Trung Bộ có sự khác nhau theo không gian: dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng ven biển nhờ các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế,...; ở khu vực đồi núi, dân cư thưa hơn do điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế,... Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 74,2 % tổng dân số ở Bắc Trung Bộ

- Đặc điểm tự nhiên và sự phân bố và phát triển kinh tế Bắc trung bộ:

+ Lãnh thổ và địa hình: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ kéo dài từ bắc xuống nam, phía tây là núi, đồi; tiếp đến là dải đồng bằng ven biển; phía đông là biển và thềm lục địa. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho Bắc Trung Bộ hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, có sự phân hoá giữa khu vực phía đông với phía tây dãy Trường Sơn Bắc, phân hoá theo độ cao địa hình. Đặc điểm khí hậu này tạo điều kiện cho Bắc Trung Bộ đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tác động đến các ngành kinh tế khác.

+ Nguồn nước ở Bắc Trung Bộ phong phú, có một số sông lớn như: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Hương,...; các mỏ nước nóng, nước khoảng như: Bang (Quảng Bình), Sơn Kim (Hà Tĩnh).... cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, xây dựng nhà máy thuỷ điện, phát triển du lịch.....

+ Rừng của Bắc Trung Bộ chiếm 21,1% diện tích rừng cả nước (năm 2021), phân bổ tập trung ở phía tây với nhiều vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã), Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An.... thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ, du lịch sinh thái....

+ Khoáng sản đa dạng như: crôm (Thanh Hoá); sắt (Hà Tĩnh); đá vôi (Thanh Hoá, Nghệ An); sét, cao lanh (Quảng Bình); tí-tan (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế),... là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

+ Biển, đảo: Vùng biển rộng, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô,...), nhiều đảo (hòn Mê, hòn Ngư, Cồn Cỏ,...), đầm phá (Tam Giang – Cầu Hai).... cho phép phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biến: khai thác và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải, du lịch, khai thác khoáng sản.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

CH: 

- Vị trí địa lí: Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên khoảng 51,2 nghìn km² (chiếm gần 15,5% diện tích cả nước); giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ; giáp với nước láng giềng Lào.

- Phạm vi lãnh thổ: Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Lãnh thổ kéo dài từ bắc vào nam, hẹp ngang từ tây sang đông, phía đông là vùng biển rộng với nhiều đảo, quần đảo, trong đó có huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CH: 

- Đặc điểm:

+ Lãnh thổ và địa hình: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ kéo dài từ bắc xuống nam, phía tây là núi, đồi; tiếp đến là dải đồng bằng ven biển; phía đông là biển và thềm lục địa. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho Bắc Trung Bộ hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, có sự phân hoá giữa khu vực phía đông với phía tây dãy Trường Sơn Bắc, phân hoá theo độ cao địa hình. Đặc điểm khí hậu này tạo điều kiện cho Bắc Trung Bộ đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tác động đến các ngành kinh tế khác.

+ Nguồn nước ở Bắc Trung Bộ phong phú, có một số sông lớn như: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Hương,...; các mỏ nước nóng, nước khoảng như: Bang (Quảng Bình), Sơn Kim (Hà Tĩnh).... cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, xây dựng nhà máy thuỷ điện, phát triển du lịch.....

+ Rừng của Bắc Trung Bộ chiếm 21,1% diện tích rừng cả nước (năm 2021), phân bổ tập trung ở phía tây với nhiều vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã), Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An.... thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ, du lịch sinh thái....

+ Khoáng sản đa dạng như: crôm (Thanh Hoá); sắt (Hà Tĩnh); đá vôi (Thanh Hoá, Nghệ An); sét, cao lanh (Quảng Bình); tí-tan (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế),... là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

+ Biển, đảo: Vùng biển rộng, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô,...), nhiều đảo (hòn Mê, hòn Ngư, Cồn Cỏ,...), đầm phá (Tam Giang – Cầu Hai).... cho phép phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biến: khai thác và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải, du lịch, khai thác khoáng sản.

CH: 

- Một số giải pháp để phòng chống thiên tai chung là: xác định và phân vùng rủi ro thiên tai, dự báo, cảnh báo sớm về thiên tai; tuyên truyền, tập huấn về phòng chống thiên tai, xây dựng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi,...

- Một số giải pháp để khắc phục hậu quả thiên tai là: xử lí môi trường, hỗ trợ người dân ổn định đời sống và sản xuất sau thiên tai; tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn;....

- Bắc Trung Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các biểu hiện như: nhiệt độ trung bình năm tăng, lượng mưa thay đổi thất thường, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan,... Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế – xã hội nơi đây. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, Bắc Trung Bộ cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp.

- Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Bảo vệ và phát triển rừng ở khu vực miền núi, phục hồi diện tích rừng ven biển,

trồng thêm nhiều cây xanh.

+ Chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích nghi với sự thay đổi của khí hậu.

+ Xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, đê biển đảm bảo tiêu, trữ nước, hạn chế xâm nhập mặn, xói lở bờ biển....

- Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

+ Sử dụng tài nguyên nước, năng lượng hợp lí, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, giảm thiểu và xử lí chất thải.

+ Xác định và công bố các khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và kế hoạch di dời dân....

- Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Bảo vệ và phát triển rừng ở khu vực miền núi, phục hồi diện tích rừng ven biển, trồng thêm nhiều cây xanh.

+ Chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích nghi với sự thay đổi của khí hậu.

+ Xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, đê biển đảm bảo tiêu, trữ nước, hạn chế xâm nhập mặn, xói lở bờ biển....

- Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

+ Sử dụng tài nguyên nước, năng lượng hợp lí, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, giảm thiểu và xử lí chất thải.

+ Xác định và công bố các khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và kế hoạch di dời dân....

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ

CH: 

- Đặc điểm phân bố dân cư:

+ Mật độ dân số: thấp hơn mức trung bình của cả nước.

+ Phân bố dân cư và dân tộc ở Bắc Trung Bộ có sự khác nhau theo không gian: dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng ven biển nhờ các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế,...; ở khu vực đồi núi, dân cư thưa hơn do điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế,... Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 74,2 % tổng dân số ở Bắc Trung Bộ

- Giải thích sự phân bố dân cư:

+ Đồng bằng ven biển địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác và sinh sống.

+ Vùng núi và gò đồi phía Tây địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, hạn chế phát triển kinh tế.

+ Đồng bằng ven biển: phát triển kinh tế sớm, có nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, thu hút dân cư đến sinh sống.

+ Vùng núi và gò đồi phía Tây: kinh tế phát triển chậm hơn, cơ hội việc làm ít, dân cư thưa thớt.

CH: 

- Cơ cấu dân số nước ta thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng dân số từ 0 – 14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi và 65 tuổi trở lên.

- Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển, mức sống của người dân tăng lên, nhận thức thay đổi, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, y tế được cải thiện, chính sách, pháp luật về dân số được chấp hành tốt,... nên đã tác động trực tiếp đến mức sinh, mức tử, tuổi thọ trung bình của người dân; từ đó góp phần làm thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta

CH: 

- Ti số giới tính của dân số nước ta có sự khác nhau giữa các thời ki.

- Ti số giới tỉnh cũng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, tỉnh trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao, 112 bé trai/100 bé gái (năm 2021). Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của phong tục tập quán, tâm lí, yếu tố khoa học – công nghệ.....

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1:

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam giai đoạn 1989-2021

Câu 2: Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông nhất Việt Nam, với hơn 1,8 triệu người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên,... Nền văn hóa của người Tày vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện qua nhiều khía cạnh

1. Trang phục:

- Nổi bật với áo chàm nhuộm bằng chàm indigo truyền thống, có đường viền thêu hoa văn tinh tế.

- Phụ nữ Tày thường mặc váy chàm với nhiều tầng, dài đến mắt cá chân, cùng với khăn piêu quấn đầu.

- Nam giới Tày mặc quần áo cánh ngắn màu đen hoặc nâu, với khăn vuông quấn đầu.

2. Ẩm thực:

- Món ăn đặc trưng: bánh cuốn trứng, bánh chưng gấc, thịt chua, xôi ngũ sắc, lẩu cá suối,...

- Gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Tày là mắc khén, tạo nên hương vị đặc trưng.

3. Lễ hội:

- Lễ hội xuống đồng: diễn ra vào đầu mùa xuân, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

- Lễ hội Sải Sán: Lễ hội cầu phúc, cầu an cho bản làng, với các nghi thức cúng bái và các trò chơi dân gian.

- Lễ hội Co Sảo: Lễ hội cúng thần lúa, thể hiện lòng biết ơn đối với sự che chở của thần linh.

4. Âm nhạc:

- Sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn tính tẩu, sáo, khèn, trống chiêng,...

- Các điệu hát dân gian phổ biến: lượn slương, sli, hò hẹn,...

5. Nghệ thuật:

- Nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, với những hoa văn tinh tế và màu sắc rực rỡ.

- Nghề chạm khắc gỗ, tạo ra những sản phẩm thủ công độc đáo.

6. Phong tục tập quán:

- Tục ở nhà sàn, thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên.

- Tục thờ cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và biết ơn.

-  Tục "kéo vợ" độc đáo trong hôn nhân, thể hiện sự tự do và chủ động của người phụ nữ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 9 cánh diều, giải Địa lí 9 cánh diều trang 152, giải Địa lí 9 CD trang 152

Bình luận

Giải bài tập những môn khác