Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 chân trời bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất ở nước ta?

  • A. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
  • B. Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
  • C. Chính sách phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.
  • D. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào bảo hiểm nông nghiệp

Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm về địa hình và đất ở nước ta

  • A. Có 3/4 là diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.
  • B. Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit.
  • C. Có ba châu thổ lớn.
  • D. Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa.

Câu 3: Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, thuận lợi cho

  • A. Vùng chuyên canh cây công nghiệp, sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc.
  • B. Chăn nuôi gia súc, sản xuất cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.
  • C. Trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, sản xuất cây lương thực.
  • D. Vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

Câu 4: Đất phù sa ở đồng bằng, thuận lợi cho

  • A. Sản xuất cây công nghiệp hàng năm, rau, quả, cùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • B. Trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, sản xuất lương thực.
  • C. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.
  • D. Sản xuất lương thực, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.

Câu 5: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta

  • A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
  • B. Phát triển cây trồng lâu năm.
  • C. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • D. Phát triển xuất - nhập khẩu cây ăn quả lâu năm. 

Câu 6: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với độ ẩm không khí cao dẫn đến hậu quả như thế nào đối với sinh vật?

  • A. Dễ gây sâu bệnh; năng suất và sản lượng nông sản bị tác động.
  • B. Năng suất và sản lượng nông sản được nâng cao.
  • C. Cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu.
  • D. Giảm sâu bệnh, năng suất và sản lượng nông sản, công nghiệp tăng trưởng mạnh.

Câu 6: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp là

  • A. Dân cư và nguồn lao động; khí hậu; nguồn nước; địa hình.
  • B. Địa hình và đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.
  • C. Thị trường tiêu thụ; địa hình và đất; sinh vật.
  • D. Khí hậu; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; nguồn nước.

Câu 7: Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp là

  • A. Dân cư và nguồn lao động; chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất; thị trường tiêu thụ; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ.
  • B. Chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất; thị trường tiêu thụ; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; dân cư và nguồn lao động.
  • C. Thị trường tiêu thụ; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; khí hậu, nguồn nước, địa hình và đất; sinh vật.
  • D. Dân cư và nguồn lao động; chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất; địa hình và đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.

Câu 8: Đặc điểm của địa hình và đất nước ta là

  • A. Có 3/4 diện tích là đồng bằng, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
  • B. Có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
  • C. Có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi cao, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
  • D. Có 3/4 diện tích là cao nguyên, phần lớn là đồi núi cao, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.

Câu 9: Nước ta có khí hậu

  • A. gió mùa.
  • B. nhiệt đới lục địa.
  • C. nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • D. ôn đới.

Câu 10: Đặc điểm về nguồn nước nước ta là

  • A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, nhiều hệ thống sông lớn, nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nguồn nước ngầm phong phú.
  • B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông lớn, nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nguồn nước ngầm phong phú.
  • C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông nhỏ, nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nguồn nước ngầm phong phú.
  • D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông lớn, ít hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nguồn nước ngầm hạn chế.

Câu 11: Tính đến năm 2021, số dân nước ta là

  • A. 90 triệu người.
  • B. 100 triệu người.
  • C. 58,9 triệu người.
  • D. 98,5 triệu người.

Câu 12: Nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến là

  • A. Rừng sản xuất.
  • B. Rừng đặc dụng.
  • C. Rừng phòng hộ. 
  • D. Rừng ngập mặn.

Câu 13: Nuôi trồng thủy sản nước ta đang phát triển mạnh, chủ yếu là

  • A. Nuôi cua hoàng đế, tôm hùm, cá chép, cây ăn quả.
  • B. Nuôi gia súc, gia cầm, tôm sú, cá da trơn, cá bớp, cá mú.
  • C. Nuôi tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú, cá da trơn, cá bớp, cá mú.
  • D. Nuôi dê, cừu, tôm hùm, hồ tiêu, cây ăn quả, cá mú, cá bớp.

Câu 14: Một số vùng cao nguyên rộng lớn ở nước ta là

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu 15: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống sông lớn, tạo thuận lợi

  • A. Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
  • B. Cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
  • C. Cung cấp nước cho rừng ngập mặn phát triển.
  • D. Cung cấp nước cho các tỉnh ven biển.

Câu 16: Các đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho

  • A. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
  • B. Phát triển nông nghiệp.
  • C. Phát triển cây ăn quả lâu năm.
  • D. Phát triển thủy hải sản.

Câu 17: Cho biết sông Bắc Hưng Hải thuộc

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Tây Ninh.
  • C. Kiên Giang.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 18: Trong các ý dưới đây, có bao nhiêu ý đúng về ý nghĩa của phát triển nông nghiệp xanh đối với nước ta?

  1. Nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp, tạo sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.
  2. Phát triển công nghệ xử lí tái sử dụng phụ phẩm, phế thải.
  3. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường.
  4. Đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường.
  • A. 1 ý.
  • B. 2 ý.
  • C. 3 ý.
  • D. 4 ý.

Câu 19: Ngành sản xuất truyền thống, quan trọng đối với nước ta là

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Thủy sản.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Dịch vụ - thương mại.

Câu 20: Cho bảng số liệu:

Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

NămTổng sốChia ra 
Khai thácNuôi trồng  
20053466,81987,91478,9
20105142,72414,42728,3
20136019,72803,83125,9
20156549,73036,43513,3

Căn cứ vào bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Tỉ trọng nuôi trồng giảm, tỉ trọng khai thác tăng.
  • B. Tỉ trọng nuôi trồng tăng, tỉ trọng khai thác giảm.
  • C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn khai thác.
  • D. Sản lượng thủy sản khai thác luôn chiếm tỉ trọng cao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác