Đáp án Địa lí 9 Chân trời bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Đáp án bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 9 Chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

MỞ ĐẦU

CH: Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, quan trọng đối với nước ta với sự phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp nhờ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Hiện trạng phát triển và phân bổ của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta hiện nay ra sao? Việc phát triển nông nghiệp xanh có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Đáp án chuẩn: 

1. Nông nghiệp:

*Phát triển:

+ Nền nông nghiệp hàng hóa đang phát triển mạnh mẽ.

+ Sản lượng lương thực đạt trên 43 triệu tấn/năm.

+ Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.

*Phân bố:

+ Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất cả nước.

+ Các vùng khác phát triển các loại cây trồng khác như: cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu,...

2. Lâm nghiệp:

*Phát triển:

+ Diện tích rừng ngày càng tăng.

+ Ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh.

+ Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đứng thứ 5 thế giới.

*Phân bố: Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

3. Thuỷ sản:

*Phát triển:

+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ.

+ Sản lượng thuỷ sản đạt trên 43 triệu tấn/năm.

+ Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 7 thế giới.

*Phân bố: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước.

Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp xanh: 

1. Kinh tế:

+ Nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.

+ Tạo ra nhiều việc làm, phát triển kinh tế nông thôn.

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

2. Môi trường:

+ Bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất nông nghiệp.

+ Ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Xã hội:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

+ Bảo đảm an ninh lương thực.

+ Phát triển bền vững.

1. Nông nghiệp 

CH1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích một trong các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

Đáp án chuẩn: 

- Địa hình – đất: ¾ diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa => phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, hệ thống sông lớn cung cấp phù sa cho đồng ruộng, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

- Sinh vật: phong phú, đa dạng sinh học cao, đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

CH2: Dựa vào hình 4.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở nước ta.

Đáp án chuẩn: 

Sản lượng: phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua. 

Cơ cấu: chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản tăng.

Năng suất: Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng tăng. 

Chất lượng: Chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU.

*Ngành trồng trọt:

+ Cây lương thực: Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung ở các đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long.

+ Cây công nghiệp: Phân bố theo khu vực chuyên canh:

  • Cây cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

  • Cây cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

  • Cây hồ tiêu: Tây Nguyên.

  • Cây chè: Tây Bắc, Trung du miền núi phía Bắc.

  • Cây ăn quả: Phân bố ở các vùng ven biển, đồng bằng, và miền núi.

*Ngành chăn nuôi:

- Chăn nuôi lợn: Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung ở các đồng bằng.

- Chăn nuôi gia cầm: Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung ở các khu vực có nhiều thức ăn gia súc.

- Chăn nuôi thủy sản: Phân bố ở các vùng ven biển, đồng bằng, và các khu vực có nguồn nước ngọt.

2. Lâm nghiệp 

CH1: Dựa vào hình 4.1, bàng 4.3 và thông tin trong bài, hãy phân tích đặc điểm phân bố tài nguyên rừng ở nước ta

Đáp án chuẩn: 

- Diện tích rừng tự nhiên giữ vững

- Diện tích rừng trồng tăng mạnh 

- Độ che phủ rừng càng tăng, đạt 42% (năm 2021)

- Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ có tổng diện tích rừng lớn ở nước ta. 

- 3 loại rừng (chia theo mục đích): rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

CH2: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta.

Đáp án chuẩn: 

- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: rừng cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến công nghiệp chế biến, phân bố và phát triển chủ yếu ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trừng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: cây dược liệu dưới tán rừng, dịch vụ du lịch môi trường rừng gắn với rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tự nhiên rừng được chú trọng.

3. Thuỷ sản

CH1: Dựa vào hình 4.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích đặc điểm nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta.

Đáp án chuẩn: 

- Nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng, nhiều loại cá giá trị xuất khẩu cao 

- Ngư trường trọng điểm: Hải Phòng – Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang 

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản 

CH2: Dựa vào hình 4.1, hình 4.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản ở nước ta.

Đáp án chuẩn: 

- Năm 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành đạt 1.73%

- Khai thác thuỷ sản: sản lượng thuỷ sản tăng nhanh 

- Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển mạnh, chủ yếu nuôi tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú, cá da trơn, cá bớp, cá mú… 

- An Giang, Cà Mau, Quảng Nam, Hải Phòng có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn

- Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất: truy xuất nguồn gốc, đánh bắt theo thẻ xanh IUU, nuôi hữu cơ..

4. Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh 

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết phát triển nông nghiệp xanh có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với nước ta.

Đáp án chuẩn: 

- Nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường 

- Đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường 

LUYỆN TẬP 

CH: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển nông nghiệp ở nước ta.

Đáp án chuẩn: 

 

VẬN DỤNG 

CH: Hãy sưu tầm thông tin và hình ảnh về một trong những ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta.

Đáp án chuẩn: 

Sản lượng một số cây lâu năm trọng điểm tăng so với cùng kỳ năm trước; chăn nuôi phát triển ổn định; hoạt động khai thác gỗ triển khai tích cực. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu và giá xuất khẩu cao. 

Diện tích gieo cấy lúa mùa miền Bắc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế từ canh tác lúa không cao nên người dân giảm diện tích gieo trồng.

Đối với ngành chăn nuôi, Tổng cục Thống kê cho biết chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục nhanh do dịch bệnh kiểm soát tốt, chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường tăng cao.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác