Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối tri thức bài 1 Tập hợp các số hữu tỉ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 1. TẬP HỢP CÁC SỐ HỮU TỈ

I. SỐ HỮU TỈ

HĐ1:

Chỉ số WHtR của ông An và ông Chung lần lượt là:

108: 180 = 0,6

70: 160 = 0,4375 

HĐ2:

a) -2,5 =  -$\frac{5}{2}$=-$\frac{10}{4}$=-$\frac{20}{8}$

b)  2$\frac{3}{4}$=$\frac{11}{4}$=$\frac{22}{8}$=$\frac{44}{16}$

Kết luận:

Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số $\frac{a}{b}$, với a, b ∈Z, b≠0.

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là Q.

Chú ý:

Mỗi số hữu tỉ đều có một số đối. Số đối của số hữu tỉ m là số hữu tỉ -m.

Luyện tập 1: 

Các số 8; -3,3; 3$\frac{3}{2}$ đều là các số hữu tỉ. Vì các số đó đều viết được dưới dạng phân số .

Nhận xét: 

Vì các số thập phân đã biết đều viết được dưới dạng phân số thập phân nên chúng đều là các số hữu tỉ. Tương tự, số nguyên, hỗn số cũng là các số hữu tỉ.

* Cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số: (SGK – tr7)

Mỗi điểm A, B, C trên trục số Hình 1.4 biểu diễn số hữu tỉ $\frac{2}{3}$; -$\frac{5}{6}$; -2$\frac{1}{6}$.

Luyện tập 2.

Luyện tập 2.

* Nhận xét:

Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai só hữu tỉ đối nhau a và -a nằm về hai phía khác nhau so với điểm O và có cùng khoảng cách đến O.

Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai só hữu tỉ đối nhau a và -a nằm về hai phía khác nhau so với điểm O và có cùng khoảng cách đến O.

II. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ HỮU TỈ

HĐ3.

a) -1,5=-$\frac{3}{2}$; 

Có: -$\frac{3}{2}$<$\frac{5}{2}$

b) -0,375=-$\frac{3}{8}$

Có -$\frac{3}{8}$>-$\frac{5}{8}$

HĐ4.

HĐ4.

⇒ Kết luận: 

- Ta có thể so sánh hai số hữu tỉ bất kì bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai  phân số đó.

- Với hai số hữu tỉ a,b bất kì, ta luôn có hoặc a = b hoặc a < b hoặc a > b.

Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

- Trên trục số, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b.

Chú ý:  

Trên trục số, các điểm trước gốc O biểu diễn số hữu tỉ âm (tức số hữu tỉ nhỏ hơn 0); các điểm nằm sau gốc O biểu diễn số hữu tỉ dương (tức số hữu tỉ lớn hơn 0).

Nhận xét: 

Ta có thể sử dụng tính chất bắc cầu để so sánh 0,7 và $\frac{6}{5}$ bằng cách như sau:

Vì 0,7 < 1 và 1 < $\frac{6}{5}$ nên 0,7 < $\frac{6}{5}$.

Luyện tập 3.

Thứ tự từ nhỏ đến lớn:

-2  -$\frac{3}{2}$  3,125  5$\frac{1}{4}$.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 KNTT bài 11 Tập hợp các số hữu tỉ, kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối tri thức bài 1 Tập hợp các số hữu tỉ, Ôn tập toán 7 kết nối bài 1 Tập hợp các số hữu tỉ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác