Giải SBT toán 10 Cánh diều bài 4 Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Hướng dẫn giải bài 4 Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng trang 81 SBT toán 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

BÀI TẬP

33.Phương trình nào dưới đây là phương trình tham số của một đường thẳng song song với đường thẳng x – 2y + 3 = 0?

a. $\left\{\begin{matrix}x=-1+2t\\ y=1+t\end{matrix}\right.$

B. $\left\{\begin{matrix}x=1+2t\\ y=-1+t\end{matrix}\right.$

C. $\left\{\begin{matrix}x=1+t\\ y=-1-2t\end{matrix}\right.$

D. $\left\{\begin{matrix}x=-1+2t\\ y=-1+t\end{matrix}\right.$

33. Phương trình nào dưới đây là phương trình tham số của một đường thẳng vuông góc với đường thẳng $\left\{\begin{matrix}x=-1+3t\\ y=1-2t\end{matrix}\right.$

A. $\left\{\begin{matrix}x=-1-2t\\ y=1-3t\end{matrix}\right.$

B. $\left\{\begin{matrix}x=-1-2t\\ y=1+3t\end{matrix}\right.$

C. $\left\{\begin{matrix}x=-1-3t\\ y=1+2t\end{matrix}\right.$

D. $\left\{\begin{matrix}x=-1-3t\\ y=1-2t\end{matrix}\right.$

35. Đường thẳng ∆ đi qua điểm M(- 1; 2) và song song với đường thẳng d: 2x – y – 5 = 0 có phương trình tổng quát là:

A. 2x - y = 0

B. 2x - y + 4 = 0

C. 2x + y + 4 =0

D. x + 2y - 3 = 0

36. Đường thẳng ∆ đi qua điểm M(3; - 4) và vuông góc với đường thẳng d: x – 3y + 1 = 0 có phương trình tổng quát là:

A. x - 3y - 15 = 0

B. -3x + y + 5 = 0

C. 3x + y - 13 = 0

D. 3x + y -5 = 0

37. Cho ∆1: x – 2y + 3 = 0 và ∆2: – 2x – y + 5 = 0. Số đo góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 là:

A. $30^{\circ}$

B. $45^{\circ}$

C. $90^{\circ}$

D. $60^{\circ}$

38. Cho $\Delta 1: \left\{\begin{matrix}x=-2+\sqrt{3}t\\ y=1-t\end{matrix}\right.$ và $\Delta 2: \left\{\begin{matrix}x=-1+\sqrt{3}t'\\ y=2+t'\end{matrix}\right.$. Số đo góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 là:

A. $30^{\circ}$

B. $45^{\circ}$

C. $90^{\circ}$

D. $60^{\circ}$

39. Khoảng cách từ điểm M(5; - 2) đến đường thẳng ∆: - 3x + 2y + 6 = 0 là:

A.13

B. $\sqrt{13}$

C. $\frac{\sqrt{13}}{13}$

D. $2\sqrt{13}$

40. Xét vị trí tương đối của mỗi cặp đường thẳng sau:

a) d1: 2x – 3y + 5 = 0 và d2: 2x + y – 1 = 0;

b) $d3:\left\{\begin{matrix}x=-1-3t\\ y=3+t\end{matrix}\right.$ và d4: x + 3y – 5 = 0;

c) $d5:\left\{\begin{matrix}x=2-2t\\ y=-1+t\end{matrix}\right.$ và $d6:\left\{\begin{matrix}x=-2+2t'\\ y=1-t'\end{matrix}\right.$

41. Tìm số đo góc giữa hai đường thẳng của mỗi cặp đường thẳng sau:

a) ∆1: 3x + y – 5 = 0 và ∆2: x + 2y – 3 = 0;

b) $\Delta 3: \left\{\begin{matrix}x=2+\sqrt{3}t\\ y=-1+3t\end{matrix}\right.$ và $\Delta 4: \left\{\begin{matrix}x=3-\sqrt{3}t'\\ y=-t'\end{matrix}\right.$

c) $\Delta 5:-\sqrt{3}x+3y+2=0$ và $\Delta 6: \left\{\begin{matrix}x=3t\\ y=1-\sqrt{3}t\end{matrix}\right.$

42. Tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng trong các trường hợp sau:

a) A(- 3; 1) và ∆1: 2x + y – 4 = 0;

b) B(1; -3) và $\Delta 2:\left\{\begin{matrix}x=-3+3t\\ y=1-t\end{matrix}\right.$

43. Cho hai đường thẳng song song ∆1: ax + by + c = 0 và ∆2: ax + by + d = 0. Chứng minh rằng khoảng cách giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 bằng $\frac{d-c}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$

44. Cho hai đường thẳng ∆1: mx – 2y – 1 = 0 và ∆2: x – 2y + 3 = 0. Với giá trị nào của tham số m thì:

a) ∆1 // ∆2;

b) ∆1 ⊥ ∆2.

45. Cho ba điểm A(- 2; 2), B(4; 2), C(6; 4). Viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua B đồng thời cách đều A và C?

45. Cho ba điểm A(- 2; 2), B(4; 2), C(6; 4). Viết phương trình đường thẳng ∆ đi qua B đồng thời cách đều A và C?

46. Có hai tàu điện ngầm A và B chạy trong nội đô thành phố cùng xuất phát từ hai ga, chuyển động đều theo đường thẳng. Trên màn hình ra đa của trạm điều khiển (được coi như mặt phẳng tọa độ Oxy với đơn vị trên các trục tính theo ki-lô-mét), sau khi xuất phát t (giờ) (t ≥ 0), vị trí của tàu A có tọa độ được xác định bởi công thức $\left\{\begin{matrix}x=7+36t\\ y=-8+8t\end{matrix}\right.$ , vị trí của tàu B có tọa độ là (9 + 8t; 5 – 36t)

a) Tính côsin góc giữa hai đường đi của hai tàu A và B.

b) Sau bao lâu kể từ thời điểm xuất phát hai tàu gần nhau nhất?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk toán 10 sách mới, giải toán 10 cánh diều, giải toán 10 cd, giải toán 10 CD bài 4, giải bài Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác