Dễ hiểu giải Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 33 Tập tính ở động vật
Giải dễ hiểu bài 33 Tập tính ở động vật. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 8. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. KHÁI NIỆM TẬP TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Tập tính ở động vật là gì? Cho ví dụ?
Giải nhanh:
Tập tính ở động vật là một chuỗi phản ứng của cơ thể đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Ví dụ: Chim yến xây tổ trên hang đá cheo leo.
Luyện tập: Hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật mà em biết vào cột (1), (2), (3) trong bảng sau:
Giải nhanh:
Tập tính | Bẩm sinh | Học được | Ý nghĩa |
Giăng tơ ở nhện | x | Để có thể bảo vệ an toàn cho chúng | |
Bú mẹ ở chó | x | Lấy thức ăn nuôi cơ thể | |
Bơi ỏ cá | x | Đi tìm thức ăn |
Câu 2: Hoàn thành cột thứ (4) trong bảng ở Câu 1:
Giải nhanh:
Tập tính (1) | Bẩm sinh (2) | Học được (3) | Ý nghĩa (4) |
Chim công xoè đuôi để ve vãn nhau | x | Tập tính sinh sản | |
Tinh tinh dùng gậy bắt cá | x | Tìm kiếm thức ăn | |
Rùa vùi trứng trên bãi cát | x | Bảo vệ trứng khỏi nguy hiểm | |
Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu lãnh thổ | x | Bảo vệ lãnh thổ | |
Chim non học bay | x | Thích nghi với môi trường sống |
Vận dụng: Trước kì ngủ đông, gấu thường có thói quen ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Em hãy giải thích ý nghĩa của thói quen này ở gấu.
Giải nhanh:
Dự trữ năng lượng, giúp chúng sống sót qua hết mùa đông. Tạo lớp mỡ dày để giữ ấm, ngăn cản sự tản nhiệt, giúp gấu không bị chết rét.
3. ỨNG DỤNG TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT TRONG THỰC TIỄN
Câu 3: Quan sát Hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó.
Giải nhanh:
Dùng đèn bẫy côn trùng → ứng dụng tập tính bị thu hút bởi ánh sáng lạnh của côn trùng.
Luyện tập: Trong nuôi gà công nghiệp, người ta thấy khi các con gà tản ra khỏi trung tâm đàn là khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuồng đang quá thấp. Dựa vào điều đó, người ta điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho thích hợp. Ứng dụng này có gì khác biệt so với ứng dụng trong Hình 33.2?
Giải nhanh:
Hình 33.2 là hình ảnh đèn bắt muỗi dựa theo đặc tính thích ánh sáng của muỗi chứ không phải là nhiệt độ.
Câu 4: Dựa vào bảng, em hãy giải thích cơ chế hình thành một số thói quen bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Giải nhanh:
Thói quen | Cách thực hiện | Hành động lặp lại | Phần thưởng |
Ngủ đúng giờ | Lập thời khoá biểu hằng ngày. | Thực hiện mỗi ngày | Không đi học muộn. |
Đánh răng trước khi đi ngủ | Đánh răng mỗi tối. | Đánh răng sáng tối, 2 lần mỗi ngày | Giữ được vệ sinh cá nhân sạch sẽ |
Rửa tay trước khi ăn | Nhờ bố mẹ, người thân nhắc nhở | Rửa tay mỗi ngày trước khi ăn. | Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ giao thông | Học và hiểu các quy định an toàn khi tham gia giao thông | Đi chậm lại khi đến khu vực có đèn tín hiệu | Trở thành người gương mẫu, tuân thủ đúng luật giao thông |
Cúi chào khi gặp người lớn | Chủ động chào hỏi khi gặp người lớn | Chào hỏi bất cứ khi nào gặp người thân. | Nhận được sự yêu mến của mọi người xung quanh |
5h sáng tập thể dục | Đặt đồng hồ báo thức | Nghiêm túc thực hiện trong 1 tuần | Có một cơ thể khoẻ mạnh, dẻo dai |
Vận dụng: Em có biết vì sao người nông dân đặt bù nhìn trên ruộng không? Giải thích.
Giải nhanh:
Vì các loài chim đểu có tập tính chạy thoát khỏi kẻ thù nguy hiểm. Bù nhìn rơm được làm giống với hình dáng một người để xua đuổi chim chóc.
BÀI TẬP
Câu 1: Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, phản ứng, thích nghi.
Giải nhanh:
(1) - tiếp nhận (2) - phản ứng (3) - môi trường
(4) - thích nghi (5) - thực vật (6) - động vật
Câu 2: Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về sự hình thành tập tính?
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (2), (4).
Giải nhanh:
C.
Câu 3 :
- Hãy chọn đoạn thông tin nào nói về tập tính của kiến ba khoang?
- Theo em, có nên tiêu diệt kiến ba khoang không? Tại sao?
- Hãy đưa ra đề xuất hạn chế sự xuất hiện của kiến ba khoang trong gia đình.
Giải nhanh:
- Đoạn thông tin nói về tập tính của kiến ba khoang: "Kiến ba khoang thường ẩn nấp... sự phá hoại của sâu bệnh."
- Không nên vì chúng lá loài thiên địch tự nhiên của sâu bệnh, giúp bảo vệ hoa màu khỏi bị phá hoại.
- Cách hạn chế: Thường xuyên lau chùi, quét dọn phòng ốc sạch sẽ; sử dụng thuốc diệt côn trùng; lắp lưới chắn côn trùng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận