Dễ hiểu giải Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 15 Ánh sáng, tia sáng

Giải dễ hiểu bài 15 Ánh sáng, tia sáng. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 5. ÁNH SÁNG

BÀI 15: ÁNH SÁNG, TIA SÁNG

1. NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG

Câu 1: Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:

  • Chưa bật nguồn sáng.
  • Bật nguồn sáng.

Giải nhanh:

  • Chưa bật: đèn LED không sáng do không được cung cấp năng lượng.
  • Bật: đèn LED sáng do nhận được năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển hoá thành điện năng.

Câu 2: Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gần cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?

Giải nhanh:

Khi chưa bật nguồn sáng → cánh quạt đứng im, khi bật nguồn sáng → cánh quạt quay.

Luyện tập: Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hoá thành dạng năng lượng nào?

Nêu ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng mặt trời có thể chuyển hoá thành dạng năng lượng khác.

Giải nhanh:

Năng lượng ánh sáng → nhiệt năng. Ví dụ: Điện năng được chuyển hoá thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời và cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình.

2. CHÙM SÁNG VÀ TIA SÁNG

Câu 3: Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15,2c.

Giải nhanh:

Hình 15.2b: chùm sáng mở rộng dần ra. Hình 15.2c: chùm sáng song song đều nhau.

Câu 4: Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.

Giải nhanh:

Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng, chùm sáng trên mặt giấy chỉ là một vệt sáng.

3. VÙNG TỐI VÀ VÙNG NỬA TỐI

Câu 5: Mô tả vùng không gian phái sau vật cản trong Hình 15.5a. Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?

Giải nhanh:

  • Vùng không gian phía sau vật cản: Xuất hiện bóng của vật cản sáng trên màn chắn. Các vùng xung quanh bóng của vật cản vẫn nhận được một phần ánh sáng từ đèn pin truyền tới.
  • Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình tròn và to hơn so với vật thực.

Luyện tập: Cho 1 tia sáng như trên hình, hãy vẽ các tia sáng để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.

Giải nhanh:

CHỦ ĐỀ 5. ÁNH SÁNGBÀI 15: ÁNH SÁNG, TIA SÁNG

Câu 6: Quan sát các vùng được kí hiệu (a), (b) (c) trên Hình 15.6b để chỉ ra đâu là vùng tối, đâu là vùng nửa tối.

Giải nhanh:

Vùng tối là vùng (b), vùng nửa tối là vùng (a), (c).

Vận dụng: Đặt một đèn bàn chiếu sáng vào tường.

a) Đưa bàn tay của em chắn chùm ánh sáng. Điều gì sẽ xảy ra khi em thay đổi khoảng cách giữa bàn tay và tường?

b) Thực hiện trò chơi tạo bóng trên tường theo những gợi ý trong hình bên và giải thích vì sao có thể tạo bóng trên tường như thế?

Giải nhanh:

a) Bóng sẽ nhỏ lại và rõ nét hơn nếu bàn tay để gần tường. Bóng sẽ to ra và mờ đi nếu bàn tay cách xa tường.

b) Vì một khoảng tường phía sau bị bàn tay che mất, không nhận được ánh sáng từ đèn bàn, trong khi các vùng còn lại vẫn nhận được một phần ánh sáng.

BÀI TẬP

Câu 1: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành:

a) Điện năng

b) Nhiệt năng

c) Động năng

Giải nhanh:

a) Năng lượng ánh sáng → điện năng thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời và cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình.

b) Ánh sáng chiếu đến tấm kim loại làm tấm kim loại nóng lên.

c) Xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời.

Câu 2: Vẽ các tia sáng phát ra từ bóng đèn pin để biểu diễn bóng tối của quả bóng trên màn chắn trong hình bên.

Giải nhanh:

CHỦ ĐỀ 5. ÁNH SÁNGBÀI 15: ÁNH SÁNG, TIA SÁNG


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác