Dễ hiểu giải Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 11 Tốc độ và an toàn giao thông
Giải dễ hiểu bài 11 Tốc độ và an toàn giao thông. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
CHỦ ĐỀ 3. TỐC ĐỘ
BÀI 11 TỐC ĐỘ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1. THIẾT BỊ “BẮN TỐC ĐỘ”
Câu 1: Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có ưu điểm gì?
Giải nhanh:
Ưu điểm: Nhanh, tương đối chính xác; dễ phát hiện ô tô vượt quá tốc độ giới hạn; có thể đo tốc độ từ khoảng cách xa.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ TRONG AN TOÀN GIAO THÔNG
Câu 2: Quan sát Hình 11.2 và cho biết những lỗi vi phạm nào chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông.
Giải nhanh:
Lỗi vi phạm: đi không đúng làn đường, chạy quá tốc độ, chuyển hướng không đúng quy định.
Câu 3: Từ các thông tin trong Hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Giải nhanh:
Một số yếu tố: chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, vượt xe sai quy định, không nhường đường, sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Câu 4: Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn.
Giải nhanh:
Tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông càng nhanh, tỉ lệ tử vong với người đi bộ càng lớn và ngược lại.
Câu 5: Quan sát Hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.
b. Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?
Giải nhanh:
a. Hình a. Biển "Đường trơn" báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt. Hình b. Biển "Trẻ em" báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua.
b. Người lái xe cần:
- Hình a: Giảm tốc độ, tránh hãm phanh, tăng ga, sang số đột ngột.
- Hình b: đi chậm, chú ý quan sát phía trước và hai bên đường để có thể ứng phó kịp thời với những trường hợp nguy hiểm.
Luyện tập:
a. Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường?
b. Phân tích hình dưới để nêu rõ vì sao tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiếu giữa hai xe càng phải xa hơn?
Giải nhanh:
a. Vì để hạn chế xảy ra va chạm; giảm thiểu khả năng tai nạn; hỗ trợ công tác kiểm soát, giám sát của lực lượng chức năng.
b. Vì khi di chuyển với tốc độ cao, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ khó để ứng biến, xử lí nhanh trong các trường hợp ngoài ý muốn.
Mở rộng: Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân thủ những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn?
Giải nhanh:
Tác hại: Xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và của.
BÀI TẬP
Câu 1: Những điều sau đây giúp giao thông trên đường bộ được an toàn như thế nào?
- Tuân thủ đúng giới hạn tốc độ.
- Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn.
- Giảm tốc độ khi trời mưa.
Giải nhanh:
Tác dụng: giúp người điều khiển phương tiện ứng biến và xử lí kịp thời những trường hợp ngoài ý muốn, giảm thiếu các trường hợp va chạm.
Câu 2: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách như 10m là 0,56s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 60km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?
Giải nhanh:
v=St=100,56 = 1257 (m/s) = 64,3 (km/h) → Ô tô vượt quá tốc độ cho phép.
Bình luận