Dễ hiểu giải Khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 10 Đo tốc độ
Giải dễ hiểu bài 10 Đo tốc độ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
CHỦ ĐỀ 3. TỐC ĐỘ
BÀI 10: ĐO TỐC ĐỘ
1. ĐO TỐC ĐỘ BẰNG ĐỒNG HỒ BẤM GIÂY
Câu 1: Hãy sắp xếp các thao tác theo đúng thứ tự khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
a. Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
b. Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
c. Nhấn nút START để bắt đầu đo.
Giải nhanh:
1 - a, 2 - c, 3 - b.
Luyện tập: Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây và hoàn thành bảng kết quả theo mẫu Bảng 10.1.
Giải nhanh:
HS tự đo và hoàn thành bảng.
Vận dụng: Khi dùng đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì?
Giải nhanh:
Khó khăn: thời gian bấm đo và bấm dừng không chuẩn, không bấm RESET trước khi bắt đầu lượt đo mới.
2. ĐO TỐC ĐỘ BẰNG ĐỒNG HỒ ĐO THỜI GIAN HIỆN SỐ DÙNG CỔNG QUANG ĐIỆN
Câu 3: Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây?
Giải nhanh:
Ưu điểm: thời gian bắt đầu đo và kết thúc đo chuẩn, dễ thao tác.
Vận dụng: Nêu một số ví dụ để minh hoạ sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống.
Giải nhanh:
Ví dụ: Đo tốc độ của người điều khiển phương tiện giao thông để biết ai đi quá tốc độ quy định gây mất an toàn → xử phạt.
BÀI TẬP
Câu 1: Thảo luận các tình huống cần đo tốc độ sau đây và nêu ý kiến của em về việc chọn dụng cụ đo nào là phù hợp.
a. Đo tốc độ bơi của một người.
b. Đo tốc độ của viên bi trên mặt bàn.
Giải nhanh:
a. Dùng đồng hồ bấm giây.
b. Dùng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
Câu 2: Đo tốc độ của một quả bóng chuyển động trên sàn nhà bằng đồng hồ đeo tay và ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động. So sánh hai kết quả đo và nhận xét.
Giải nhanh:
Hai kết quả gần giống nhau.
Bình luận