Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 chân trời bài 10 Đo tốc độ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 10 Đo tốc độ - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian

  • A. từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích.
  • B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích.
  • C. bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi.
  • D. bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi.

Câu 2: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?

  • A. Nhiệt kế.
  • B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
  • C. Cân.
  • D. Lực kế.

Câu 3: Dưới đây là các bước để đo tốc độ của vật trong phòng thực hành sử dụng đồng hồ bấm giờ:

(1) Dùng công thức $v=\frac{s}{t}$ tính tốc độ.

(2) Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi chạm vạch đích.

(3) Thực hiện 3 lần đo, lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo.

(4) Dùng thước đo độ dài của quãng đường bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.

Thứ tự đúng của các bước là

  • A. (1), (4), (2), (3).
  • B. (4), (2), (3), (1).
  • C. (4), (1), (2), (3).
  • D. (1), (3), (2), (4).

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?

  • A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
  • B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
  • C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
  • D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.

Câu 5: Dụng cụ dưới đây có chức năng dùng để làm gì?

Dụng cụ dưới đây có chức năng dùng để làm gì?

  • A. Đo lực.
  • B. Đo khối lượng.
  • C. Đo tốc độ.
  • D. Đo nhiệt độ.

Câu 6: Vận tốc cho biết gì? 

1. Tính nhanh hay chậm của chuyển động 

2. Quãng đường đi được 

3. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian 

4. Tác dụng của vật này lên vật khác 

  • A. I; II và III 
  • B. II; III và IV 
  • C. Cả I; II; III và IV
  • D. I và III

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?

  • A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.
  • B. Đo tốc độ bơi của vận động viên.
  • C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm.
  • D. Đo tốc độ bay hơi của nước.

Câu 8: Dụng cụ dưới đây có tên gọi là gì?

Dụng cụ dưới đây có tên gọi là gì?

  • A. Cổng quang điện và đồng hồ hiện số.
  • B. Súng bắn tốc độ.
  • C. Đồng hồ bấm giờ.
  • D. Cổng quang điện.

Câu 9: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

  • A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
  • B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
  • C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
  • D. quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 10: Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là:

  • A. Đồng hồ treo tường
  • B. Đồng hồ cát
  • C. Cổng quang điện
  • D. Đồng hồ bấm giây

Câu 11: Độ chia nhỏ nhất của đồng hồ bấm giây là?

  • A. 0.01 s
  • B. 1 s
  • C. 0.001 s
  • D. 0 s

Câu 12: Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Kết quả phép đoLần chạy 1Lần chạy 2Lần chạy 3
Thời gian13,65 s.?.13,75 s

Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là

  • A. 13,75 s.
  • B. 13,85 s.
  • C. 13,66 s.
  • D. 13,70 s.

Câu 13: Xác định tốc độ của một người chạy cự li 100m được mô tả trong hình dưới đây

Xác định tốc độ của một người chạy cự li 100m được mô tả trong hình dưới đây

  • A. 4,54 m/s
  • B. 5,54 m/s
  • C. 6,54 m/s
  • D. 4,45 m/s

Câu 14: Hình dưới đây mô tả một các đo tốc độ chảy của dòng nước bằng vật nổi. Em cần những dụng cụ nào để thực hiện phép đo này

Hình dưới đây mô tả một các đo tốc độ chảy của dòng nước bằng vật nổi. Em cần những dụng cụ nào để thực hiện phép đo này

  • A. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây
  • B. Đồng hồ đo hiện số kết nối với cổng quang điện
  • C. Thước thẳng và đồng hồ treo tường
  • D. Thước dây và đồng hồ bấm giây

Câu 15: Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:

Kết quả phép đoLần chạy 1Lần chạy 2Lần chạy 3
Thời gian14,25 s14,15 s14,35 s

Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là

  • A. 7,02 m/s.
  • B. 8,01 m/s.
  • C. 6,90 m/s.
  • D. 9,03 m/s.

Câu 16: Sau đây là bảng ghi kết quả đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một tấm gỗ đặt nằm nghiêng dài 60cm

Độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ trong lần 3 là?

Lần đo

Quãng đường

(cm)

Thời gian đi

(s)

1

60

1,65

2

60

1,68

3

60

1,70

  • A. 0,364 m/s
  • B. 0,358 m/s
  • C. 0,358 km/h
  • D. 1,271 km/h

Câu 17: Để đo tốc độ gió, người ta chỉ cần một chong chóng gió và một đồng hồ bấm giây. Bằng cách đo số vòng quay của chong chóng trong một khoảng thời gian nhất định, người ta có thể tính ra tốc độ gió. Trong một lần đo với chong chóng gió có bán kính 60 cm, người ta đếm được chong chóng quay 20 vòng trong thời gian 4,2 s. Tính tốc độ gió?

Để đo tốc độ gió, người ta chỉ cần một chong chóng gió và một đồng hồ bấm giây. Bằng cách đo số vòng quay của chong chóng trong một khoảng thời gian nhất định, người ta có thể tính ra tốc độ gió.

  • A. 15 m/s
  • B. 18 m/s
  • C. 20 m/s
  • D. 22 m/s

Câu 18: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

Thứ tự đúng của các bước là

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (3), (1), (2).
  • C. (1), (3), (2).
  • D. (3), (2), (1).

Câu 19: Một bạn đo tốc độ đi bộ trên sân trường bằng cách:

- Đếm bước chân đi hết chiều dài sân;
- Đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây;
- Tính tốc độ bằng công thức v = s/t
Biết số bước chân bạn đó đếm được là 120 bước, mỗi bước trung bình dài 0,5 m và thời gian đi là 50 s. Tốc độ của bạn đó là:

  • A. 1,2 m/s
  • B. 2,4 m/s
  • C. 3,6 m/s
  • D. 4,8 m/s

Câu 20: Trong một thí nghiệm đo tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí. người ta bố trí khoảng cách giữa hai micro là 1,2m và khoảng thời gian hiển thị trên màn hình của bộ đếm thời gian là 0,0035 s. Tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí

Trong một thí nghiệm đo tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí. người ta bố trí khoảng cách giữa hai micro là 1,2m

  • A. 340m/s
  • B. 434 m/s
  • C. 343 m/s
  • D. 430 m/s

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác