Trắc nghiệm Vật lí 7 chân trời bài 17 Ảnh của vật tạo bởi gương
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 17 Ảnh của vật tạo bởi gương - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:
A. Là ảnh ảo, bằng vật
- B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật
- C. Là ảnh thật, bằng vật
- D. Là ảnh ảo lớn hơn vật
Câu 2: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?
- A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta
- B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta.
- D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta
Câu 3: Chỉ ra phát biểu sai.
Ảnh của một vật qua gương phẳng ...
- A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước vật.
B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.
- C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.
- D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.
Câu 4: Chọn câu sai: Ảnh của một vật qua một gương phẳng có tính chất:
A. Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ vật đến ảnh
- B. Độ cao của vật bằng độ cao của ảnh
- C. Kích thước của vật bằng kích thước của ảnh
- D. Ảnh và vật luôn luôn cùng chiều với nhau
Câu 5: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?
- A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
- B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
- D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.
Câu 6: Ảnh của vật qua gương phẳng có đặc điểm gì?
A. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn.
- B. Là ảnh thật, hứng được trên màn.
- C. Là ảnh ảo, hứng được trên màn.
- D. Là ảnh thật, không hứng được trên màn.
Câu 7: Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước như thế nào với vật?
A. Bằng vật.
- B. Lớn hơn vật.
- C. Nhỏ hơn vật.
- D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Câu 8: Ảnh ảo là
- A. Ảnh không thể nhìn thấy được.
- B. Ảnh tưởng tượng, không tồn tại trong thực tế.
C. Ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được.
- D. Ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật.
Câu 9: Nếu dùng một cái đèn pin chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng thì chùm sáng phản xạ sẽ là chùm nào trong các chùm sau?
A. Song song
- B. Phân kì
- C. Hội tụ
- D. Không có trùm phản xạ trở lại
Câu 10: Có mấy cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng?
- A. 5.
- B. 3.
- C. 4.
D. 2.
Câu 11: Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: một cái treo trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế người ngồi. Việc làm này có mục đích gì?
- A. Làm cho tiệm cắt tóc thêm đẹp.
B. Làm cho người đi cắt tóc có thể nhìn thấy ảnh của mình cả phía trước lẫn sau.
- C. Làm cho tiệm cắt tóc sáng hơn.
- D. Làm cho người cắt tóc cảm thấy thoải mái hơn.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng.
- A. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này.
- B. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này.
C. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh này.
- D. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này.
Câu 13: Hai tấm gương phẳng giống hệt nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào?
- A. Hai ảnh có chiều cao như nhau
- B. Hai ảnh giống hệt nhau
- C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau
D. Cả A và B đều đúng
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?
- A. Gương phẳng là mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt.
- B. Vật đặt trước gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật.
- C. Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.
D. Vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh ngược chiều với vật.
Câu 15: Khi nhìn xuống vũng nước, một học sinh thấy ảnh của một cột điện ở xa. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì mặt nước đóng vai trò là một gương phẳng
- B. Vì mặt nước có thể hấp thụ ánh sáng
- C. Vì mặt nước có thể truyền được hình ảnh
- D. Vì một lí do khác
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
- A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn lớn hơn vật.
- B. Nếu đặt màn hứng ảnh ở vị trí thích hợp, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- C. Ảnh của một vật qua gương phẳng có thể nhỏ hơn vật, tùy thuộc vào vị trí của vật trước gương.
D. Cả ba phát biểu trên đều sai.
Câu 17: Khi đứng trước gương soi, nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong gương lại giơ tay trái lên. Tại sao lại như vậy?
- A. Vì ảnh của vật qua gương cùng chiều vật.
- B. Vì ảnh và vật có kích thước bằng nhau.
C. Vì ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.
- D. Vì ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
Câu 18: Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương
- A. tăng thêm 10 cm.
- B. giảm đi 10 cm.
- C. tăng thêm 20 cm.
D. giảm đi 20 cm.
Câu 19: Ảnh của một vật qua gương phẳng là
- A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.
- C. Ảnh thật, ngược chiều với vật.
- D. Ảnh thật, cùng chiều với vật.
Câu 20: Một người cao 1,8 m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,6m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
- A. 3 m
- B. 1,5 m
- C. 3,2 m
D. 1,6 m
Câu 21: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’?
A. d = d'
- B. d > d'
- C. d < d'
- D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật
Câu 22: Để xác định tính chất của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự như sau:
Học sinh A đặt một viên phấn thứ nhất trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát ảnh của viên phấn.
Học sinh B lấy viên phấn thứ 2 đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính.
Dưới đây là các kết luận của các thành viên trong nhóm. Kết luận vào là sai?
A. Ảnh hứng được trên màn đặt sau tấm kính và có kích thước bằng vật.
- B. Ảnh của viên phấn thứ nhất là ảo.
- C. Kích thước ảnh của viên phấn thứ nhất bằng kích thước của viên phấn thứ nhất.
- D. Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.
Câu 23: Một người đứng trước gương phẳng để soi. Khoảng cách từ người này đến bề mặt gương là 50 cm. Khoảng cách từ ảnh của người này đến gương là
A. 50 cm.
- B. 25 cm.
- C. 100 cm.
- D. 15 cm.
Câu 24: Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là
- A. 1 cm.
B. 2 cm.
- C. 3 cm.
- D. 4 cm.
Câu 25: Khoảng cách từ một điểm sáng S đến gương phẳng bằng 1m. Khoảng cách từ ảnh S’ của điểm sáng S đến điểm sáng S là:
- A. 1 m
- B. 0,5 m
- C. 1,5 m
D. 2 m
Xem toàn bộ: Giải bài 17 Ảnh của vật tạo bởi gương
Bình luận