Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
- A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhe
- B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt
C. Có thể hút các vật bằng sắt
- D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt
Câu 2: Để nhìn thấy một vật
- A. Vật ấy phải được chiếu sáng
- B. Vật ấy phải là nguồn sáng
C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt ta
- D. Vật vừa là nguồn sáng vừa là vật được chiếu sáng
Câu 3: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn chùm tia hội tụ
A. Hình a
- B. Hình b
- C. Hình c
- D. Hình d
Câu 4: Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất:
- A. Phần giữa của thanh
- B. Chỉ có từ cực Bắc
C. Cả hai từ cực
- D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau
Câu 5: Từ trường Trái Đất mạnh ở
A. hai cực của Trái Đất.
- B. đường xích đạo của Trái Đất.
- C. cực Bắc của Trái Đất.
- D. cực Nam của Trái Đất.
Câu 6: Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?
- A. Đông - Tây
- B. Đông bắc - Tây nam
C. Bắc - Nam
- D. Tây bắc - Đông Nam
Câu 7: Chọn phát biểu sai.
- A. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
- B. Vật đen là vật không tự nó phát ra ánh sáng cũng như hắt lại ánh sáng chiếu tới nó
C. Ta có thể nhận biết vật đen vì nó hắt ánh sáng lại mắt ta
- D. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
Câu 8: La bàn là dụng cụ dùng để
A. xác định phương hướng.
- B. xác định nhiệt độ.
- C. xác định vận tốc.
- D. xác định lực.
Câu 9: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?
- A. Hình A
B. Hình B
- C. Hình C
- D. Hình D
Câu 10: Cấu tạo nam châm điện bao gồm
A. ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.
- B. ống dây dẫn và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống dây.
- C. một ống nhựa và một lõi sắt non lồng vào trong lòng ống.
- D. một ống nhựa và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống.
Câu 11: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
- A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm
- B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm
- D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng?
- A. Chùm tia phân kì là chùm sáng phát ra từ nguồn điểm trong đó các tia giao nhau tại một điểm
- B. Chùm tia hội tụ là chùm sáng mà trong đó các tia sáng không giao nhau
C. Đèn pin, Mặt Trời phát ra chùm tia song song
- D. Chùm tia song song là chùm gồm các tia loe rộng ra
Câu 13: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?
- A. Dùng kéo.
- B. Dùng kìm.
C. Dùng nam châm.
- D. Dùng một viên bi còn tốt.
Câu 14: Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng neon pin phát sáng, câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
- A. Ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong
- B. Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn
C. Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rỗng lại cong
- D. Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chặn lại
Câu 15: Một học sinh đang đọc sách. Hình nào sau đây mô tả đúng đường đi của tia sáng?
- A. Hình A
- B. Hình B
C. Hình C
- D. Hình A và B
Câu 16: Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai?
- A. Đường 1
- B. Đường 2
C. Đường 3
- D. Đường 4
Câu 17: Đặt một bóng đèn pin đang bật sáng trước một tấm bìa có đục một lổ thủng nhỏ O. Phải đặt mắt ở vị trí nào bên kia tấm bìa để có thể nhìn thấy dây tóc bóng đèn?
- A. Ở I
B. Ở H
- C. Ở K
- D. Ở L
Câu 18: Một buổi ban trưa thức giấc, Nam nhìn chiếc đồng hồ (không số) qua chiếc gương gắn ở trên cửa. Nam thấy đồng hồ chỉ 10h. Hỏi chính xác lúc đó đồng hồ chỉ mấy giờ?
- A. 2h
- B. 8h
- C. 10h
D. 14h
Câu 19: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
- A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
- B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
- C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất.
Câu 20: Quan sát từ phổ của hai thanh nam châm trong hình vẽ sau:
1 2
Hãy cho biết nam châm nào có từ trường mạnh hơn? Biết rằng lượng mạt sắt dùng cho hai thí nghiệm là như nhau.
A. Nam châm 1
- B. Nam châm 2
- C. Cả 1 và 2 mạnh như nhau
- D. Không thể so sánh được
Câu 21: Đường sức từ của Trái Đất giống với đường sức từ của
- A. một nam châm chữ U.
- B. một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
C. một nam châm thẳng.
- D. một thanh sắt.
Câu 22: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn 5 cm và cho ảnh S’. Khoảng cách SS’ lúc này là:
- A. 2,5 cm
B. 5 cm
- C. 10 cm
- D. 20 cm
Câu 23: Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc tới 30o. Góc phản xạ bằng:
- A. 15o
- B. 30o
- C. 45o
D. 60o
Câu 24: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào?
- A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
C. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
- D. Định luật khúc xạ ánh sáng
Câu 25: Để xác định độ lớn của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự:
Quang đặt một viên phấn trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát.
Dũng lấy viên phân thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính ảnh (cũng là một gương phẳng). Dưới đây là kết luận của 4 bạn trong nhóm, kết luận nào là sai.
A. Kích thước của ảnh nhỏ hơn kích thước của vật.
- B. Ảnh không hứng được nhưng có kích thước bằng vật.
- C. Kích thước của ảnh bằng kích thước của vật (là viên phấn thứ nhất).
- D. Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.
Câu 26: Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm các cực của thanh nam châm là:
- A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B là cực Bắc.
- B. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A là cực Nam.
- C. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B là cực Nam.
Câu 27: Trong các nam châm dưới đây nam châm nào có lực từ lớn nhất?
- A. Nam châm a.
- B. Nam châm b.
- C. Nam châm d.
D. Nam châm e
Câu 28: Một tia sáng SI truyền theo phương hợp mới mặt phẳng nằm ngang một góc 50o. Hỏi phải đặt gương phẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc bao nhiêu để tia phản xạ có phương nằm ngang.
- A. 25o
- B. 40o
C. 65o
- D. 150o
Câu 29: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến từ trường Trái Đất?
- A. Hiện tượng nhật thực.
- B. Hiện tượng nguyệt thực.
- C. Hiện tượng thủy triều.
D. Hiện tượng cực quang.
Câu 30: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng OM như hình:
Khi cho gương quay một góc α = 20o quanh O thì ảnh của S di chuyển, Đoạn đường OS’ quay được một góc bằng bao nhiêu?
- A. 20o
B. 30o
- C. 40o
- D. 60o
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II
Bình luận