Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II (P1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
- A. các đường sức điện
B. các đường sức từ
- C. cường độ điện trường
- D. cảm ứng từ
Câu 2: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều
A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
- B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
- C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
- D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.
Câu 3: So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng với khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương?
- A. khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng lớn hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
B. khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
- C. khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
- D. khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
Câu 4: Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang bật sáng) phát ra có tính chất nào dưới đây?
- A. Song song.
B. Phân kì.
- C. Hội tụ.
- D. Đầu tiên hội tụ, sau đó phân kì.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng?
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường
- B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện
- C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu
- D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạn
Câu 6: Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là
A. chùm sáng song song.
- B. chùm sáng hội tụ.
- C. chùm sáng phân kì.
- D. ban đầu hội tụ sau đó song song.
Câu 7: Chúng ta không nhìn thấy các vật trong tủ khi đóng kín là do:
- A. Các vật không phát ra ánh sáng
- B. Ánh sáng từ vật không truyền đi
C. Vật không hắt ánh sáng vì tủ che chắn
- D. Khi đóng kín, các vật không sáng
Câu 8: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:
- A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
- B. Có độ mau thưa tùy ý
- C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm
Câu 9: Vùng tối là vùng
A. không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- B. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- C. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- D. cản trở ánh sáng truyền tới vật.
Câu 10: Nam châm vĩnh cửu có:
- A. một cực
B. hai cực
- C. ba cực
- D. vô số
Câu 11: Trong hiện tượng phản xạ toàn phần:
Tia SI được gọi là:
A. Tia tới
- B. Tia phản xạ
- C. Pháp tuyến
- D. Mặt gương
Câu 12: Vật nào sau đây là nguồn sáng
- A. Bảng đen
B. Ngọn nến đang cháy
- C. Ngọn nến
- D. Mặt Trăng
Câu 13: Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?
A. Nhôm.
- B. Niken.
- C. Coban.
- D. Gađolini.
Câu 14: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
- A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
- C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cường độ càng lớn.
- D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Câu 15: Trong các vật sau đây, vật nào là nguồn sáng:
- A. Quyển sách
B. Mặt Trời
- C. Mặt Trăng
- D. Bóng đèn bị đứt dây tóc
Câu 16: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
- A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
- C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
- D. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Câu 17: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?
- A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
- B. Từ trường xung quanh Trái Đất.
C. Từ trường xung quanh dòng điện.
- D. Từ trường xung quanh thanh đồng.
Câu 18: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
- A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó
- C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó
- D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó
Câu 19: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?
A. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam.
- B. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc.
- C. Kim la bàn chỉ hướng bất kì.
- D. Kim la bàn quay liên tục.
Câu 20: Một người nhìn xuống mặt hồ và thấy đỉnh ngọn cây. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường đi của tia sáng đến mắt ta?
- A. Hình A
B. Hình B
- C. Hình C
- D. Hình D
Câu 21: Một gương phẳng đặt nghiêng một góc 45o so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới song song theo phương nằm ngang lên mặt gương. Gương tạo chùm tia phản xạ:
Chọn câu trả lời đúng nhất
- A. Là chùm sáng phân kì
- B. Là chùm sáng hội tụ
- C. Gồm các tia sáng không cắt nhau
D. Song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.
Câu 22: Có hai thanh kim loại luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Hai thanh kim loại đều là sắt.
- B. Hai thanh kim loại đều là nam châm.
C. Một thanh là sắt và một thanh là nam châm.
- D. Hai thanh kim loại đều là đồng.
Câu 23: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
- A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực
- B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm
- D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm
Câu 24: Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?
- A. Kim nam châm đứng yên.
- B. Kim nam châm quay vòng tròn.
- C. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.
D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Câu 25: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Vị trí nào dưới đây vẽ đúng hướng của kim nam châm?
A. Vị trí 1.
- B. Vị trí 2.
- C. Vị trí 3.
- D. Vị trí 4.
Câu 26: Có 6 bạn A, B, C, D, E, G ở trong phòng được ngăn cách bởi một bức tường có các lỗ. Hãy cho biết các bạn nào sẽ thấy được nhau:
- A. A và G
- B. B và E
- C. A và D
D. C và D
Câu 27: Cách nào dưới đây có thể làm tăng lực từ của một nam châm điện?
- A. Dùng một dây dẫn to quấn ít vòng.
B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.
- C. Tăng số vòng dây và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
- D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.
Câu 28: Tia sáng Mặt Trời chiếu xiên hợp với mặt ngang một góc 36O đến gặp gương phẳng cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống dưới. Góc hợp bởi mặt gương và đường thẳng đứng là:
A. 27o
- B. 36o
- C. 63o
- D. 72o
Câu 29: Quan sát hình ảnh la bàn dưới đây và cho biết phát biểu nào là đúng?
A. Hướng cần xác định lệch so với hướng Bắc 40o về phía Đông Bắc.
- B. Hướng cần xác định lệch so với hướng Bắc 40o về phía Tây Bắc.
- C. Hướng cần xác định lệch so với hướng Nam 40o về phía Đông Nam.
- D. Hướng cần xác định lệch so với hướng Nam 40o về phía Tây Nam.
Câu 30: Trong hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?
- A. Hình A
B. Hình B
- C. Hình C
- D. Hình D
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II
Bình luận