Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II (P3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 2 [..]. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

  • A. từ trường.
  • B. trọng trường.
  • C. điện trường.
  • D. điện từ trường.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?

  • A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
  • B. Ánh sáng chiếu tới tờ giấy.
  • C. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
  • D. Ánh sáng chiếu tới bức tường.

Câu 3: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ

  • A. chịu tác dụng của lực từ.
  • B. chịu tác dụng của lực đàn hồi.
  • C. có dòng điện chạy qua.
  • D. phát sáng.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
  • B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
  • C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
  • D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Câu 5: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
  • B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
  • C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
  • D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.

Câu 6: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

  • A. từ trường của nam châm điện đổi chiều.
  • B. từ trường của nam châm điện mạnh lên.
  • C. từ trường của nam châm điện yếu đi.
  • D. xung quanh nam châm điện không có từ trường.

Câu 7: La bàn gồm các bộ phận là

  • A. kính bảo vệ, mặt số.
  • B. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số.
  • C. kim nam châm, kính bảo vệ.
  • D. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ.

Câu 8: Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ?

  • A. Rải cát lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
  • B. Rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ.
  • C. Dùng kim nam châm xếp lên trên một tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm.
  • D. Đặt thanh nam châm gần bức tường và rọi đèn vào thanh nam châm.

Câu 9: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

  • A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
  • B. Khi S’ là nguồn sáng
  • C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
  • D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

Câu 10: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?

  • A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.
  • B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
  • C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.
  • D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.

Câu 11: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

  • A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
  • C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
  • D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.

Câu 12: Có một số thanh kim loại làm bằng đồng và một số thanh làm bằng sắt mạ đồng. Chúng ta có thể sử dụng cách nào dưới đây để phân loại chúng?

  • A. Đưa nam châm lại gần các thanh kim loại, nam châm sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng.
  • B. Treo các thanh kim loại lên sợi dây mảnh, thanh bằng sắt mạ đồng khi cân bằng sẽ chỉ hướng Bắc Nam, thanh bằng đồng sẽ chỉ hướng bất kì.
  • C. Cọ xát các thanh vào mảnh vải khô, thanh bằng sắt mạ đồng sau khi cọ xát sẽ hút được các vụn giấy.
  • D. Đưa miếng nhựa đưa lại gần các thanh kim loại, miếng nhựa sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng.

Câu 13: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

  • A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
  • B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
  • C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
  • D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 14: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?

  • A. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam.
  • B. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc.
  • C. Kim la bàn chỉ hướng bất kỳ.
  • D. Kim la bàn quay liên tục.

Câu 15: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’?

  • A. d = d'
  • B. d > d'
  • C. d < d' 
  • D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật

Câu 16: Các dòng bức xạ phát ra từ Mặt Trời (như các electron, proton,…) chiếu xuống Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực là do

  • A. chịu tác dụng của từ trường Trái Đất.
  • B. tác dụng của lực hấp dẫn.
  • C. chịu tác dụng lực cản của không khí.
  • D. hướng chiếu sáng của Mặt Trời.

Câu 17: Phải đặt vật AB như thế nào để ảnh A’B’ cùng phương, cùng chiều với vật?

  • A. Đặt vật trước gương và song song với mặt gương.
  • B. Đặt vật sau gương và song song với mặt phẳng gương.
  • C. Đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương.
  • D. Đặt vật sau gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

Câu 18: Chọn phát biểu sai: Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?

  • A. Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.
  • B. Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.
  • C. Nên đặt nam châm vào môi trường nước.
  • D. Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

Câu 19: Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

  • A.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 1)
  • B.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 2)
  • C.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 3)
  • D.Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 4)

Câu 20: Trên hình vẽ, M là gương phẳng, S là điểm sáng. Hỏi vị trí của ảnh ảo S’ là:

https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1533810535895_2.JPG

  • A. Vị trí 1
  • B. Vị trí 2
  • C. Vị trí 3
  • D. Vị trí 4

Câu 21: Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương

  • A. tăng thêm 10 cm.
  • B. giảm đi 10 cm.
  • C. tăng thêm 20 cm.
  • D. giảm đi 20 cm.

Câu 22: Từ cực Bắc của Trái Đất

  • A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.
  • B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
  • C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.
  • D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.

Câu 23: Một người đứng trước gương phẳng để soi. Khoảng cách từ người này đến bề mặt gương là 50 cm. Khoảng cách từ ảnh của người này đến gương là

  • A. 25 cm.
  • B. 50 cm.
  • C. 100 cm.
  • D. 150 cm.

Câu 24: Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một "nam châm khổng lồ". Mô tả nào sau đây về đầu A là đúng?

https://img.loigiaihay.com/picture/question_lgh/2024_4/1712560569-lfbs.jpg

  • A. Điểm A gần ứng với cực Bắc địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
  • B. Điểm A gần ứng với cực Nam địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
  • C. Điểm A là nơi có từ trường mạnh nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.
  • D. Điểm A là nơi có từ trường yếu nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.

Câu 25: Đặt một viên pin cao 3 cm song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương cao bao nhiêu

  • A. 1 cm.
  • B. 2 cm.
  • C. 3 cm.
  • D. 4 cm.

Câu 26: Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 1100. Góc tới có giá trị nào sau đây?

  • A. 20o
  • B. 55o
  • C. 70o
  • D. 110o

Câu 27: Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương là 300. Góc tạo bởi ảnh của vật và mặt gương là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 9)

  • A. 30o
  • B. 60o
  • C. 90o
  • D. 150o

Câu 28: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không? 

  • A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
  • B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
  • C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. 
  • D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị ví ban đầu đó thì cục pin hết điện.

Câu 29: Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình sau đây, biết góc SIM = 45o ta thu được tia phản xạ IR theo phương, chiều như thế nào?

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 9)

  • A. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
  • B. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
  • C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • D. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Câu 30: Một điểm sáng S đặt ở giữa hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và cách nhau 5 cm. Biết S phản xạ một lần và lần lượt trên G1 đến G2. Nếu S cách gương G1 2 cm. Thì ảnh được tạo ra bởi gương G2 cách gương Glà bao nhiêu?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 11)

  • A. 7 cm.
  • B. 5 cm.
  • C. 2 cm.
  • D. 3 cm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác