Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II (P4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 2 [..]. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ảnh tạo bởi gương phẳng

  • A. không hứng được trên màn chắn.
  • B. ngược chiều với vật.
  • C. lớn hơn vật.
  • D. nhỏ hơn vật.

Câu 2: Có mấy loại chùm sáng thường gặp. Đó là các chùm sáng nào?

  • A. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng giao nhau.
  • B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.
  • C. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng phân kỳ.
  • D. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng giao nhau, chùm sáng phân kỳ.

Câu 3: Khi đưa cực từ của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng

  • A. hút nhau.
  • B. đẩy nhau.
  • C. có thể hút hoặc đẩy nhau.
  • D. vừa hút vừa đẩy nhau.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

  • A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
  • B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau.
  • C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
  • D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.

Câu 5: Khi được để tự do, thanh nam châm

  • A. định hướng Đông – Tây.
  • B. định hướng Tây – Bắc.
  • C. định hướng Nam – Bắc.
  • D. định hướng Đông – Nam.

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây.

Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những …

  • A. chùm sáng.
  • B. tia sáng.
  • C. ánh sáng.
  • D. năng lượng.

Câu 7: Pháp tuyến là

  • A. đường xiên góc với mặt gương.
  • B. đường vuông góc với mặt gương.
  • C. đường chiếu tới mặt gương 1 góc 600.
  • D. đường chiếu tới mặt gương 1 góc 300.

Câu 8: Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là

  • A. chùm sáng song song.
  • B. chùm sáng hội tụ.
  • C. chùm sáng phân kì.
  • D. ban đầu hội tụ sau đó song song.

Câu 9: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm

  • A. một cuộn dây bao quanh lõi sắt non và có dòng điện chạy qua.
  • B. một cuộn dây bao quanh lõi thép và có dòng điện chạy qua.
  • C. một cuộn dây bao quanh lõi đồng và có dòng điện chạy qua.
  • D. một cuộn dây bao quanh lõi nhôm và có dòng điện chạy qua.

Câu 10: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Nam châm không hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
  • B. Nam châm hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
  • C. Nam châm hút các vật được làm từ thép, thủy tinh.
  • D. Nam châm hút các vật được làm từ cobalt, gỗ.

Câu 11: Điều kiện để xảy ra hiện tượng nhật thực là gì?

  • A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Trái Đất nằm giữa.
  • B. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trời nằm giữa.
  • C. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.
  • D. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng nằm giữa.

Câu 12: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?

  • A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
  • B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
  • C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
  • D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.

Câu 13: Chùm sáng nào dưới đây được coi là mô hình tia sáng?

  • A. Chùm sáng phát ra từ một bút lase.
  • B. Chùm sáng phát ra từ một đèn pin.
  • C. Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời.
  • D. Chùm sáng phát ra từ một ngọn nến.

Câu 14: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

  • A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
  • B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng không thể cắt nhau.
  • C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
  • D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.

Câu 15: Trong các phtát biểu sau, phát biểu nào sai?

  • A. Mỗi đướng sức từ có một chiều xác định.
  • B. Từ trường bao quanh một nam châm.
  • C. Từ trường bao quanh một dây dẫn có dòng điện.
  • D. Từ trường bao quanh một dây dẫn đồng.

Câu 16: Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng là

  • A. vùng tối không hoàn toàn.
  • B. vùng sáng.
  • C. vùng tối.
  • D. vùng sáng hoàn toàn.

Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khi thanh nam châm được … luôn nằm theo một hướng xác định.

  • A. cầm lên.
  • B. treo tự do.
  • C. nhấc lên.
  • D. đặt nghiêng.

Câu 18: Đâu không phải ứng dụng của nam châm điện?

  • A. Rơ le điện từ.
  • B. Loa điện.
  • C. Máy phát điện.
  • D. La bàn.

Câu 19: Vùng nửa tối (vùng tối không hoàn toàn) chỉ xuất hiện phía sau vật cản khi nguồn sáng sử dụng là

  • A. nguồn sáng hẹp.
  • B. nguồn sáng lớn.
  • C. nguồn sáng phân kì.
  • D. nguồn sáng song song.

Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khi tìm hướng địa lí không để các vật … gần la bàn.

  • A. dẫn điện.
  • B. có tính chất từ.
  • C. cách điện.
  • D. cách nhiệt.

Câu 21: Cho mũi tên sau đặt trước gương phẳng. Đáp án đúng là: cách vẽ ảnh mũi tên đúng.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 1)

  • A.Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 2)
  • B.Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 3)
  • C.Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 4)
  • D.Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 5)

Câu 22: Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là

  • A. 1 cm.
  • B. 2 cm.
  • C. 3 cm.
  • D. 4 cm.

Câu 23: Chuông điện là một ứng dụng của

  • A. từ trường.
  • B. điện trường.
  • C. sự truyền âm.
  • D. phản xạ âm.

Câu 24: Quan sát hình dưới và cho biết, đứng trên Trái Đất, ở chỗ vùng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, tại đó ta quan sát được hiện tượng gì?

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối (ảnh 2)

  • A. Hiện tượng nhật thực một phần.
  • B. Hiện tượng nguyệt thực một phần.
  • C. Hiện tượng nhật thực toàn phần.
  • D. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Câu 25: Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 1300. Góc tới có giá trị nào sau đây?

  • A. 300
  • B. 400
  • C. 900
  • D. 1300

Câu 26: Hình nào sau đây dựng ảnh của vật theo định luật phản xạ ánh sáng?

  • A. TOP 15 câu Trắc nghiệm Sự phản xạ ánh sáng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)
  • B. TOP 15 câu Trắc nghiệm Sự phản xạ ánh sáng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)
  • C. TOP 15 câu Trắc nghiệm Sự phản xạ ánh sáng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)
  • D. TOP 15 câu Trắc nghiệm Sự phản xạ ánh sáng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)

Câu 27: Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?

  • A. Làm tăng từ trường của nam châm điện
  • B. Làm tăng thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện
  • C. Làm giảm thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện
  • D. Làm giảm từ tính của ống dây

Câu 28: Chiếu một tia sáng lên mặt gương ta thu được một tia phản xạ tạo với gương một góc 500. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là bao nhiêu?

  • A. 300
  • B. 400
  • C. 800
  • D. 1300

Câu 29: Một người đứng trước gương phẳng để soi. Khoảng cách từ người này đến bề mặt gương là 50 cm. Khoảng cách giữa người và ảnh là

  • A. 50 cm.
  • B. 25 cm.
  • C. 100 cm.
  • D. 15 cm.

Câu 30: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác