Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II (P5)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 2 [..]. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
- A. Vật hắt lại ánh sáng là vật có thể tự phát ra ánh sáng.
B. Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.
- C. Nguồn sáng là vật sáng.
- D. Nguồn sáng gồm vật sáng và những vật hắt lại ánh sáng.
Câu 2: Nam châm điện có cấu tạo gồm:
- A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
- C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
- D. Nam châm.
Câu 3: Đặc điểm của nguồn sáng là
A. phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt.
- B. chỉ phát ra ánh sáng.
- C. chỉ tỏa nhiệt.
- D. vật không tự phát ra ánh sáng.
Câu 4: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?
- A. Vật liệu bị hút.
B. Vật liệu có từ tính.
- C. Vật liệu có điện tính.
- D. Vật liệu bằng kim loại.
Câu 5: Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là
- A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
- B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
- D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
Câu 6: Dựa vào đặc điểm nào ta nhận biết được bóng nửa tối?
- A. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu trắng.
B. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám.
- C. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu đen.
- D. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu vàng.
Câu 7: Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.
- B. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất.
- C. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Tây của Trái Đất.
- D. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Đông của Trái Đất.
Câu 8: Trên đường truyền của ánh sáng gặp vật cản là tường thì ánh sáng sẽ
- A. truyền xuyên qua.
- B. truyền theo đường cong.
C. không truyền qua được.
- D. truyền ngược lại.
Câu 9: Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện
- A. vẫn còn từ tính một lúc mới mất hẳn.
B. mất hẳn từ tính.
- C. bị thay đổi từ cực.
- D. vẫn hút được các vật bằng sắt nhỏ nhẹ.
Câu 10: Ánh sáng truyền theo đường
- A. cong.
B. thẳng.
- C. dích dắc.
- D. vừa cong vừa thẳng.
Câu 11: La bàn là dụng cụ dùng để làm gì?
- A. Là dụng cụ để đo tốc độ.
- B. Là dụng cụ để đo nhiệt độ.
- C. Là dụng cụ để xác định độ lớn của lực.
D. Là dụng cụ để xác định hướng.
Câu 12: Ảnh của vật qua gương phẳng có đặc điểm gì?
A. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn.
- B. Là ảnh thật, hứng được trên màn.
- C. Là ảnh ảo, hứng được trên màn.
- D. Là ảnh thật, không hứng được trên màn.
Câu 13: Đầu nam châm hướng về phía cực nào của Trái Đất thì được gọi là cực từ Nam (S)?
- A. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
B. Đầu nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
- C. Đầu nam châm hướng về phía cực Đông của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
- D. Đầu nam châm hướng về phía cực Tây của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
Câu 14: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?
- A. La bàn.
B. Nam châm.
- C. Kim chỉ nam.
- D. Vật liệu từ.
Câu 15: Dưới đây là hình ảnh về
- A. Từ trường.
- B. Đường sức từ.
C. Từ phổ.
- D. Mạt sắt.
Câu 16: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào có tác dụng hội tụ ánh sáng?
- A. Gương phẳng.
B. Thấu kính hội tụ.
- C. Thấu kính phân kì.
- D. Mặt nước.
Câu 17: Khi đưa thanh nam châm gần lại miếng đồng thì
- A. hút.
- B. đẩy.
C. không hút không đẩy.
- D. vừa hút vừa đẩy.
Câu 18: Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?
- A. Ảnh của vật ngược chiều.
- B. Ảnh của vật cùng chiều.
- C. Ảnh của vật quay một góc bất kì.
D. Không quan sát được ảnh của vật.
Câu 19: Khi nào hai thanh nam châm đẩy nhau?
- A. Khi hai cực bất kì để gần nhau.
B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
- C. Khi hai cực bất kì để xa nhau.
- D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
Câu 20: Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.
- A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
- B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
C. Cực Nam địa lí và cực Nam địa từ trùng nhau.
- D. Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ.
Câu 21: Hình ảnh dưới đây là hiện tượng gì?
A. Phản xạ gương.
- B. Phản xạ khuếch tán.
- C. In bóng.
- D. Khúc xạ.
Câu 22: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- A. Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng.
- B. Mặt Trăng là một vật sáng.
- C. Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.
D. Trong thực tế, ta có thể nhìn thấy một tia sáng.
Câu 23: Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên
- B. Giảm đi
- C. Lúc tăng lúc giảm
- D. Không đổi
Câu 24: Chọn đáp án sai.
- A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây.
- B. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc vào lõi sắt trong lòng ống dây.
- C. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
D. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
Câu 25: Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?
A. i’ = 300.
- B. i’ = 400.
- C. i’ = 600.
- D. i’ = 450.
Câu 26: Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện sử dụng la bàn xác định hướng địa lí?
(1) Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hưởng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.
(2) Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.
(3) Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng Bắc trùng khít với vạch chữ N trên la bàn.
- A. (1) – (2) – (3).
- B. (2) – (1) – (3).
C. (2) – (3) – (1).
- D. (1) – (3) – (2).
Câu 27: Khi sử dụng đèn học, ta nên dùng bóng đèn
- A. sợi đốt.
B. LED.
- C. quả nhót.
- D. loại nào cũng được.
Câu 28: Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy
- A. chiều của từ trường không đổi.
- B. chiều của từ trường thay đổi một góc 900.
C. chiều của từ trường thay đổi một góc 1800.
- D. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì.
Câu 29: Cho tia phản xạ hợp với mặt phẳng gương một góc 25o. Tìm góc tới?
- A. 100o
- B. 25o
C. 65o
- D. 155o
Câu 30: Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?
- A.
B.
- C.
- D.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì II
Bình luận