Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 chân trời bài 12 Mô tả sóng âm

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 12 Mô tả sóng âm - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?

  • A. Chất rắn.
  • B. Chất rắn và chất lỏng.
  • C. Chân không.
  • D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

  • A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz. 
  • B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
  • C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz. 
  • D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.

Câu 3: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?

  • A. Khi kéo căng vật.
  • B. Khi uốn cong vật.
  • C. Khi nén vật.
  • D. Khi làm vật dao động.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?

  • A. Nước suối chảy.
  • B. Mặt trống khi được gõ.
  • C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi ta.
  • D. Sóng biển vỗ vào bờ.

Câu 5: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của

  • A. cột không khí trong ống sáo.
  • B. thành ống sáo.
  • C. các ngón tay của người thổi.
  • D. đôi môi của người thổi.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sóng âm?

  • A. Sóng âm mang năng lượng.
  • B. Sóng âm được tạo ra bởi các vật dao động.
  • C. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí.
  • D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

Câu 7: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào? 

  • A. Nguồn âm và môi trường truyền âm. 
  • B. Nguồn âm và tai người nghe.
  • C. Môi trường truyền âm và tai người nghe. 
  • D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác. 

Câu 8: Âm thanh không truyền được trong chân không vì

  • A. chân không không có trọng lượng.
  • B. chân không không có vật chất.
  • C. chân không là môi trường trong suốt.
  • D. chân không không đặt được nguồn âm.

Câu 9: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất?

  • A. Không khí.
  • B. Nước.
  • C. Gỗ.
  • D. Thép.

Câu 10: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

  • A. Rắn, lỏng, khí
  • B. Lỏng, khí, rắn
  • C. Khí, lỏng, rắn
  • D. Rắn, khí, lỏng

Câu 11: Sóng âm là

  • A. Chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
  • B. Các vật dao động phát ra âm thanh.
  • C. Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
  • D. Sự chuyển động của âm thanh.

Câu 12: Âm thanh không truyền được

  • A. trong thủy ngân.
  • B. trong khí hydrogen.
  • C. trong chân không.
  • D. trong thép.

Câu 13: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?

  • A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
  • B. Dùi trống.
  • C. Mặt trống.
  • D. Không khí xung quanh trống.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

  • A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
  • B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định. 
  • C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm. 
  • D. Âm sắc là một đặc tính của âm.  

Câu 15: Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là 

  • A. f = 85 Hz. 
  • B. f = 170 Hz. 
  • C. f = 200 Hz. 
  • D. f = 255 Hz.

Câu 16: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây? 

Câu 17: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là 

  • A. 500 Hz. 
  • B. 2000 Hz. 
  • C. 1000 Hz. 
  • D. 1500 Hz.

Câu 18: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

  • A. Độ đàn hồi của nguồn âm. 
  • B. Biên độ dao động của nguồn âm. 
  • C. Tần số của nguồn âm. 
  • D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 19: Âm thanh không thể truyền trong

  • A. Chất lỏng.
  • B. Chất rắn.
  • C. Chất khí.
  • D. Chân không.

Câu 20: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Nước
  • B. Sắt
  • C. Khí O2
  • D. Chân không

Câu 21: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào? 

  • A. Từ 0 dB đến 1000 dB. 
  • B. Từ 10 dB đến 100 dB. 
  • C. Từ -10 dB đến 100dB. 
  • D. Từ 0 dB đến 130 dB.

Câu 22: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là:

  • A. 1,7 km
  • B. 68 km
  • C. 850 m
  • D. 68 m

Câu 23: Cho thí nghiệm được bố trí như hình sau

Cho thí nghiệm được bố trí như hình sau

Gõ vào trống 1. Hiện tượng nào sẽ xảy ra?

  • A. Trống 1 dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài.
  • B. Trống 1 không dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài.
  • C. Trống 1 và trống 2 dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài.
  • D. Trống 1 và trống 2 dao động, cả 2 quả cầu đều đứng yên.

Câu 24: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?

  • A. Màng loa.
  • B. Thùng loa.
  • C. Dây loa.
  • D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.

Câu 25: Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất? 

  • A. Môi trường không khí loãng. 
  • B. Môi trường không khí. 
  • C. Môi trường nước nguyên chất. 
  • D. Môi trường chất rắn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác