Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời bài 33 Tập tính ở động vật
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 33 Tập tính ở động vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính
- A. học được
B. bẩm sinh
- C. hỗn hợp
- D. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
Câu 2: Tập tính là
- A. chuỗi phản ứng của động vật nhằm biến đổi kích thích của môi trường.
B. chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường.
- C. chuỗi phản ứng của động vật nhằm phát tán kích thích của môi trường.
- D. chuỗi phản ứng của động vật nhằm điều tiết kích thích của môi trường.
Câu 3: Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là
- A. tập tính kiếm ăn.
- B. tập tính sinh sản.
C. tập tính bảo vệ lãnh thổ.
- D. tập tính trốn tránh kẻ thù.
Câu 4: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?
- A. Tập tính kiếm ăn
- B. Tập tính di cư
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- D. Tập tính sinh sản
Câu 5: Tập tính gồm
A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện.
- C. tập tính sẵn có và tập tính học được.
- D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện.
Câu 6: Tập tính bẩm sinh là những tập tính
- A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
- B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
- C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Câu 7: Tập tính là gì?
- A. Tập tính là phản ứng của sinh vật giúp trả lời kích thích của môi trường.
- B. Tập tính là các hoạt động của cơ thể chống lại các kích thích từ môi trường.
- C. Là hành vi của động vật có tác động qua lại với môi trường và với các loài sinh vật khác.
D. Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Câu 8: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?
- A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
- B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
- C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
D. Người giảm cân sau khi bị ốm.
Câu 9: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình
A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
- B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
- C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
- D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài
Câu 10: Vai trò của tập tính là?
- A. Tập tính giúp dộng vậ phản ứng lại với các kích thích của môi trường
- B. Tập tính giúp động vật phát triển
C. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển
- D. Tập tính giúp động vật chống lại các kích thích của môi trường
Câu 11: Đâu không phải tập tính ở động vật
- A. Bảo vệ lãnh thổ
- B. Săn mồi
- C. Di cư
D. Tiếng kêu
Câu 12: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
- B. Sáo học nói tiếng người.
- C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
- D. Khỉ tập đi xe đạp.
Câu 13: Đâu là những tập tính học được của động vật?
(1) Đẻ nhờ ở tu hú
(2) Hót ở chim
(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ
(4) Leo trèo ở khỉ
(5) Nói ở người
- A. (1), (3)
- B. (2), (4)
- C. (1), (4)
D. (3), (5)
Câu 14: Những phát biếu nào đưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính,
(2) Không phải bất kì kích thích nảo cũng làm xuất hiện tập tính;
(3) Kích thích càng mạnh càng để làm xuất hiện tập tính;
(4) Kích thích càng lặp lại càng để làm xuất hiện tập tính.
- A. (1), (2)
- B. (2), (3)
- C. (3), (4)
D. (2), (4)
Câu 15: Tại sao nên nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn trái?
- A. Kiến vàng hiếu chiến.
B. Khả năng khống chế, tiêu diệt côn trùng gây hại.
- C. Sống theo bầy đàn.
- D. Có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn.
Câu 16: Tập tính bẩm sinh là những tập tính
- A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
- D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 17: Cho các tập tính sau ở động vật
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. (1), (3), (6), (8)
- B. (1), (2), (6), (8)
- C. (1), (3), (5), (8)
- D. (1), (3), (6), (7)
Câu 18: Cho các tập tính sau ở động vật
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là học được?
A. (2), (4), (5), (7)
- B. (3), (4), (5), (7)
- C. (2), (4), (6), (7)
- D. (2), (4), (5), (8)
Câu 19: Chọn những phương án đúng.
Tại sao người nông dân thường nuôi ong mắt đỏ trong vườn?
- A. Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào các loài sâu gây hại, giúp nông dân tiêu diệt côn trùng có hại cho cây trồng.
- B. Ong mắt đỏ giúp thụ phấn cho cây trồng, tăng năng suất cho cây.
- C. Thức ăn của ong mắt đỏ là các loài côn trùng gây hại cho cây trồng.
- D. Ong mắt đỏ có tập tính bảo vệ lãnh thổ cao, giúp xua đuổi các loài côn trùng khác trong vườn, giúp bảo vệ cây trồng.
E. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Xét các trường hợp sau :
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính
Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 21: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào
- A. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu
- B. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ
- C. lợn con mới sinh ra
D. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi
Câu 22: Đâu là những tập tính bẩm sinh của động vật?
(1) Gà con đi theo vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy
(2) Hót ở chim
(3) Bơi ở vịt con
(4) Leo trèo ở khỉ
(5) Nói ở người
A. (1), (2), (4), (5)
- B. (1), (2), (3), (4)
- C. (1), (2), (3), (5)
- D. (2), (3), (4), (5)
Câu 23: Cảm ứng của động vật là
- A. khả năng cơ thể động vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- B. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- C. khả năng cơ thể động sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 24: Tại sao dùng đèn có thể bẫy được côn trùng?
A. Côn trùng có cảm ứng hướng sáng.
- B. Côn trùng di chuyển nhờ âm thanh.
- C. Đèn có chất hoá học thu hút côn trùng.
- D. Côn trùng bị thu hút bởi các vật có hình dạng như bóng đèn.
Câu 25: Vai trò của tập tính đối với động vật là
- A. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
- B. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
- C. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật biến đổi được môi trường sống phù với với bản thân.
D. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
Xem toàn bộ: Giải bài 33 Tập tính ở động vật
Bình luận