Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng" là phản ứng của thực vật với nguồn gốc kích thích là:

  • A. Giá thể
  • B. Nhiệt độ
  • C. Ánh sáng
  • D. Nước

Câu 2: Cảm ứng ở sinh vật là

  • A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
  • B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
  • C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
  • D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là cảm ứng ở thực vật?

  • A. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có vật tiếp xúc
  • B. Gà con phản ứng với tiếng kêu của gà mẹ
  • C. Ngọn cây uốn cong về hướng ánh sáng
  • D. Lá cây bị héo khi bị ngắt khỏi cành 

Câu 4: Tập tính là

  • A. chuỗi phản ứng của động vật nhằm biến đổi kích thích của môi trường.
  • B. chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường.
  • C. chuỗi phản ứng của động vật nhằm phát tán kích thích của môi trường.
  • D. chuỗi phản ứng của động vật nhằm điều tiết kích thích của môi trường.

Câu 5: Đâu không phải tập tính ở động vật

  • A. Bảo vệ lãnh thổ
  • B. Săn mồi
  • C. Di cư
  • D. Tiếng kêu

Câu 6: Tại sao nên nuôi kiến vàng trong vườn cây ăn trái?

  • A. Kiến vàng hiếu chiến.
  • B. Khả năng khống chế, tiêu diệt côn trùng gây hại.
  • C. Sống theo bầy đàn.
  • D. Có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Câu 7: Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 8: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

  • A. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu
  • B. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ
  • C. lợn con mới sinh ra
  • D. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Câu 9: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  • A. Tập tính kiếm ăn
  • B. Tập tính di cư
  • C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
  • D. Tập tính sinh sản

Câu 10: Vì sao người ta thường câu tôm vào chiều tối?

  • A. Vì vào lúc này người ta thường rảnh.
  • B. Vì vào lúc này tôm thường tập trung một chỗ.
  • C. Vì vào lúc này tôm thường ra ngoài hoạt động.
  • D. Vì vào lúc này tôm thường ẩn nấp ở trong hang.

Câu 11: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 12: Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có

  • A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  • B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.
  • C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
  • D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.

Câu 13: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hạt ➞  ……. ➞  ……. ➞  …….. ➞  ……..

  • A. Hạt nảy mầm  -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Ra hoa kết quả.
  • B. Hạt nảy mầm -> Ra hoa kết quả -> Cây non -> Cây trưởng thành
  • C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
  • D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành

Câu 14: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

  • A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm
  • B. mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
  • C. mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây một lá mầm
  • D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây hai lá mầm

Câu 15: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

  • A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 16: Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?​

  • A. Ngọn cây.
  • B. Lá cây. 
  • C. Thân cây.
  • D. Rễ cây. 

Câu 17: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?

  • A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
  • B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống. 
  • C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
  • D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành. 

Câu 18: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 19: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

  • A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.
  • B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
  • C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.
  • D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.

Câu 20: Biện pháp chăn nuôi: “Xây chuồng, trại có khả năng chống nóng, chống lạnh, sử dụng các thiết bị sưởi ấm hay làm mát khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao” là sự áp dụng yếu tố tác động nào

  • A. Dinh dưỡng
  • B. Nhiệt độ
  • C. Ánh sáng
  • D. Chất kích thích sinh trưởng

Câu 21: Sinh sản vô tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 22: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa đơn tính

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 23: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?

  • A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.
  • B. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.
  • C. Sinh sản bằng củ ở gừng
  • D. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.

Câu 24: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

  • A. mọc chồi.
  • B. tái sinh.
  • C. phân đôi.
  • D. nhân giống.

Câu 25: Lợi ích của việc nhân giống cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp chiết cành là

  • A. cây con dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
  • B. nhân giống cây nhanh và hiệu quả cao.
  • C. cây tránh được sâu bệnh gây hại cho lá, hoa, quả.
  • D. rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 26: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

  • A. Đài hoa.
  • B. Tràng hoa.
  • C. Nụ hoa.
  • D. Bầu nhụy.

Câu 27: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống hệt nhau từ một cá thể mẹ?

  • A. Trinh sinh.
  • B. Phân đôi.
  • C. Nảy chồi.
  • D. Phân mảnh.

Câu 28: Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?

  • A. Thay đổi yếu tố môi trường.
  • B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
  • C. Nuôi cấy phôi.
  • D. Thụ tinh nhân tạo trong cơ thể.

Câu 29: Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất?

  • A. Sử dụng hormone.
  • B. Thay đổi các yếu tố môi trường.
  • C. Thụ tinh nhân tạo.
  • D. Sử dụng chất kích thích tổng hợp.

Câu 30: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Mùa sinh sản.
  • C. Thức ăn.
  • D. Hormone.

Câu 31: Một số loài thực vật chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông. Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những loài thực vật có đặc điểm trên

  • A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.
  • B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.
  • C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.
  • D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.

Câu 32: Ý nào dưới đây không đúng về bản chất của điều khiển sinh sản ở động vật?

  • A. Điều khiển tuổi thọ.
  • B. Điều khiển giới tính.
  • C. Điều khiển thời điểm sinh sản.
  • D. Điểu khiển số con.

Câu 33: Cho ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,…

Ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật.

  • A. Ánh sáng.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Độ tuổi sinh sản.
  • D. Hormone sinh dục.

Câu 34: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?

  • A. Có thể sinh sản.
  • B. Có thể di chuyển.
  • C. Có thể cảm ứng.
  • D. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.

Câu 35: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chỉ phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

  • A. Sinh sản.
  • B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
  • C. Sinh trưởng và phát triển.
  • D. Cảm ứng.

Câu 36: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?

  • A. Cơ thể thu nhận nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
  • B. Hệ vận động ngừng hoạt động.
  • C. Sinh vật phát triển mạnh, tăng kích thước nhanh chóng.
  • D. Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 37: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?

  • A. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp.
  • B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa.
  • C. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy.
  • D. Quá trình dài ra ở móng tay người.

Câu 38: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì? Thể hiện tập tính gì ở động vật?

  • A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
  • B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • C. Mục đích bắt mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
  • D. Mục đích chiến thắng tình địch. Đây là tập tính kêu gọi bạn tình.

Câu 39: Ở thực vật một lá mầm các lóng của cây phát triển nhờ sự phát triển của:

  • A. Mô phân sinh ngọn
  • B. Mô phân sinh bên
  • C. Mô phân sinh lóng
  • D. Tầng sinh vỏ 

Câu 40: Con người đã tạo ra các loại quả không hạt như chanh, nho, dưa hấu, bưởi, cam, táo,... bằng cách nào?

  • A. ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích để bầu nhuỵ phát triển thành quả không hạt.
  • B. ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa.
  • C. tăng thụ phấn cho hoa và kích thích để bầu nhuỵ phát triển thành quả.
  • D. sử dụng hormone kích thích để bầu nhuỵ phát triển thành quả không hạt. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác