Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho ví dụ sau: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?
- A. Quang hợp.
- B. Hô hấp.
- C. Thoát hơi nước.
D. Cảm ứng.
Câu 2: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra:
- A. nhanh, dễ nhận thấy
B. chậm, khó nhận thấy
- C. nhanh, khó nhận thấy
- D. chậm, dễ nhận thấy
Câu 3: Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?
- A. Cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
B. cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
- C. Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập.
- D. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 4: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 0C tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?
A. Nhiệt độ.
- B. Ánh sáng.
- C. Độ ẩm.
- D. Chất dinh dưỡng.
Câu 5: Hai bạn lớp 7A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
A. cây xấu hổ - va chạm, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
- B. cây xấu hổ - ánh sáng, nhiệt độ, cây me - va chạm
- C. cây xấu hổ - va chạm, cây me - giá thể
- D. cây xấu hổ - con mồi, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
Câu 6: Đối với những loài cây ưa ánh sáng mạnh cần trồng như thế nào?
- A. Trồng ở những nơi quang đãng và mật độ mau.
B. Trồng ở những nơi quang đãng và mật độ thưa.
- C. Trồng ở dưới những tán cây khác và mật độ mau.
- D. Trồng ở dưới những tán cây khác và mật độ thưa.
Câu 7: Khi trồng một số loài cây như cây hoa thiên lý, cây dưa chuột,… người ta thường làm dàn cho cây. Đây là ứng dụng dựa trên đặc điểm hình thức cảm ứng nào của cây?
- A. Tính hướng nước.
- B. Tính hướng sáng.
- C. Tính hướng đất.
D. Tính hướng tiếp xúc.
Câu 8: Sử dụng các từ gợi ý: bên trong (I), cơ thể (II), phản ứng (III) để hoàn thành đoạn thông tin sau khi nói về cảm ứng theo thứ tự:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)…lại các kích thích từ môi trường …(2)…. và môi trường bên ngoài của …(3)…sinh vật
- A. (II) - (III) - (I).
B. (III) - (I) - (II).
- C. (I) - (III) - (II).
- D. (I) - (II) - (III).
Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng của thực vật?
- A. Lá bàng rụng vào mùa hè
- B. Hoa hướng dương hướng về mặt trời
C. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh
- D. Câu nắp ấm bắt mồi
Câu 10: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào
- A. Nước
- B. Ánh sáng
C. Trụ bám
- D. Âm thanh
Câu 11: Tập tính bẩm sinh là những tập tính
- A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
- B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
- C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Câu 12: Đâu không phải tập tính ở động vật
- A. Bảo vệ lãnh thổ
- B. Săn mồi
- C. Di cư
D. Tiếng kêu
Câu 13: Những phát biếu nào đưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính,
(2) Không phải bất kì kích thích nảo cũng làm xuất hiện tập tính;
(3) Kích thích càng mạnh càng để làm xuất hiện tập tính;
(4) Kích thích càng lặp lại càng để làm xuất hiện tập tính.
- A. (1), (2)
- B. (2), (3)
- C. (3), (4)
D. (2), (4)
Câu 14: Đâu là những tập tính bẩm sinh của động vật?
(1) Gà con đi theo vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy
(2) Hót ở chim
(3) Bơi ở vịt con
(4) Leo trèo ở khỉ
(5) Nói ở người
A. (1), (2), (4), (5)
- B. (1), (2), (3), (4)
- C. (1), (2), (3), (5)
- D. (2), (3), (4), (5)
Câu 15: Tại sao dùng đèn có thể bẫy được côn trùng?
A. Côn trùng có cảm ứng hướng sáng.
- B. Côn trùng di chuyển nhờ âm thanh.
- C. Đèn có chất hoá học thu hút côn trùng.
- D. Côn trùng bị thu hút bởi các vật có hình dạng như bóng đèn.
Câu 16: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?
- thức ăn
- hoạt động sinh sản
- hướng nước chảy
- thời tiết không thuận lợi
- A. 4
B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 17: Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích
- A. hạn chế sâu bệnh hại.
B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.
- C. tô điểm cho ruộng nương.
- D. hạn chế sự phá hoại của con người.
Câu 18: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là
- A. mô phân sinh đỉnh rễ.
- B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên.
- D. mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 19: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là:
- A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
- B. Châu chấu, ếch, muỗi
- C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ
Câu 20: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:
Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...
A. (1) - chiều dài, (2) - chiều ngang
- B. (1) - chiều ngang, (2) - chiều dài
- C. (1) - kích thước, (2) - chiều dài
- D. (1) - Chiều dài, (2) - kích thước
Câu 21: Khi cây trồng thiếu phân lân thường có biểu hiện là
- A. sinh trưởng chậm nhưng phát triển nhanh.
- B. sinh trưởng nhanh nhưng lại phát triển chậm.
C. sinh trưởng chậm, lá cây chuyển màu xanh đậm.
- D. sinh trưởng nhanh, lá cây chuyển màu xanh đậm.
Câu 22: Quan sát mặt cắt ngang thân cây, mô phân sinh bên nằm ở vị trí nào?
A. Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
- B. Nằm ở các mắt của thân.
- C. Nằm ở ngọn cây.
- D. Nằm ở chóp rễ.
Câu 23: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm.
- B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch.
- C. Giai đoạn ra hoa.
- D. Giai đoạn tạo quả.
Câu 24: Cho các mệnh đề sau:
1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.
4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.
Số mệnh đề đúng là
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 25: Vai trò nào không phải của mô phân sinh đỉnh là
- A. Giúp thân tăng lên về chiều dài
- B. Giúp cành tăng lên về chiều dài
- C. Giúp rễ tăng lên về chiều dài
D. Giúp thân tăng lên về chiều ngang
Câu 26: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?
- A. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
- B. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
- C. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
D. Từ một quả cam thành hai quả cam.
Câu 27: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là
A. vật chất di truyền.
- B. thức ăn.
- C. ánh sáng.
- D. nước.
Câu 28: Bạn Lan trồng một cây ngô trên chậu đất. Lan cung cấp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm. Cho một số phương pháp sau:
1. Đo chiều dài của cây
2. Đo chiều rộng của thân cây
3. Quan sát xem cây có ra lá không
4. Đo kích thước lá cây
5. Quan sát xem cây có ra bắp không
Trong các phương pháp trên, Lan có thể xác định cây ngô có sinh trưởng hay không bằng các phương pháp là
- A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 4.
- C. 1, 2, 3, 4.
- D. 1, 3, 4, 5.
Câu 29: Trong các loài cây dưới đây, nhóm cây nào không có mô phân sinh bên
A. Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa.
- B. Cây cau, cây lúa, cây cam, cây nứa.
- C. Cây lúa, cây cam, cây dừa, cây cau.
- D. Cây lúa, cây cam, cây tre, cây nứa
Câu 30: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
- A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
- B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
- D. bướm → nhộng → sâu → trứng.
Câu 31: Ở động vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?
a) Hấp thụ calcium.
b) Chuyển hoá protein.
c) Hình thành xương.
d) Ổn định thân nhiệt.
e) Hấp thụ nước.
g) Chuyển hoá năng lượng.
h) Bài tiết chất thải.
- A. 6.
B. 4.
- C. 7.
- D. 5.
Câu 32: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
- B. chỉ từ rễ của cây.
- C. chỉ từ một phần thân của cây.
- D. chỉ từ lá của cây.
Câu 33: Sự thụ phấn là quá trình
- A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhụy.
- B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhụy.
C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhụy.
- D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn.
Câu 34: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?
- A. Lá.
- B. Rễ.
C. Thân củ.
- D. Hạt giống.
Hình ảnh trên mô tả quá trình sinh sản của trùng đế giày. Đây là hình thức
- A. sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
B. sinh sản bằng hình thức phân đôi.
- C. sinh sản bằng hình thức tiếp hợp.
- D. sinh sản bằng hình thức phân mảnh.
Câu 36: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?
- A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
- B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
- C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Sử dụng hormone.
Câu 37: Biện pháp nào thường không được sử dụng để làm tăng số con của trâu bò?
A. Thay đổi yếu tố môi trường.
- B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
- C. Nuôi cấy phôi.
- D. Thụ tinh nhân tạo trong cơ thể.
Câu 38: Cho các thông tin sau: Các yếu tố môi trường bao gồm: ……….. ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như: ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả,… ở thực vật; mức sinh sản, tỉ lệ giới tính con sinh ra,…........... ở động vật.
Các yếu tố môi trường ở đây bao gồm
A. nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nước và chất dinh dưỡng.
- B. nhiệt độ, ánh sáng, tuổi của loài, nước, độ ẩm.
- C. nhiệt độ, ánh sáng, giới tính, nước, độ ẩm.
- D. nhiệt độ, ánh sáng, giới tính, nước và chất dinh dưỡng.
Câu 39: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
- A. Có thể sinh sản.
- B. Có thể di chuyển.
- C. Có thể cảm ứng.
D. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.
Câu 40: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?
- A. Sinh sản.
B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- C. Sinh trưởng và phát triển.
- D. Cảm ứng.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì II
Bình luận