Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời bài 28 Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 28 Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong quá trình quang hợp ở thực vật nước đóng vai trò

  • A. Nguyên liệu
  • B. Chất vận chuyển
  • C. Dung môi
  • D. Chất xúc tác

Câu 2: Tại sao khí thiếu nitrogen lá cây có màu vàng

  • A. Vì nitrogen là nguyên tố cần thiết để tổng hợp protein diệp lục (nguyên nhân tạo nên màu xanh của lá cây). Thiếu nitrogen khiến lượng diệp lục trên lá giảm và có màu vàng.
  • B. Vì nitrogen là nguyên tố cần thiết để cấu tạo nên tế bào lá cây màu xanh. Thiếu nitrogen khiến lá có màu vàng.
  • C. Vì nitrogen là nguyên tố tạo nên màu xanh của lá cây.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?

  • A. Sen.
  • B. Hoa hồng.
  • C. Ngô.
  • D. Xương rồng.

Câu 4: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò

  • A. là dung môi hòa tan khí carbon dioxide.
  • B. là nguyên liệu cho quang hợp.
  • C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
  • D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp.

Câu 5: Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất không cung cấp năng lượng là

  • A. Protein và lipid.
  • B. Vitamin và khoáng chất.
  • C. Protein và carbohydrate.
  • D. Carbohydrate và lipid.

Câu 6: Vai trò của nước đối với sự sống là

  • A. Dung môi hòa tan
  • B. Điều hòa thân nhiệt sinh vật và môi trường
  • C. Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển các chất trong mao dẫn
  • D. Cả A, B và C

Câu 7: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật?

  • A. 50%.
  • B. 60%.
  • C. 70%.
  • D. 80%.

Câu 8: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo,… Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên

  • A. diệp lục.
  • B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
  • C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
  • D. protein và nucleic acid.

Câu 9: Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng

  • A. Tinh thể
  • B. Các muối hòa tan
  • C. Các hợp chất hữu cơ
  • D. Các hợp chất vô cơ

Câu 10: Nitrogen là nguyên tố cần thiết để thực vật tổng hợp

  • A. Protein.
  • B. Diệp lục.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Trong cơ thể người, nước không có vai trò là

  • A. tạo nước bọt.
  • B. điều chỉnh thân nhiệt.
  • C. cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • D. tạo nên môi trường trong cơ thể.

Câu 12: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?

(1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.

(2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

(3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.

(4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

  • A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
  • B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.
  • C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 14: Ở người, vai trò của lipid đối với cơ thể là

  • A. Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được.
  • B. Dự trữ năng lượng.
  • C. Chống mất nhiệt.
  • D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

Câu 15: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

  • A. Củ đậu.
  • B. Lạc.
  • C. Cà rốt.
  • D. Rau muống.

Câu 16: Đặc điểm thể hiện tính phân cực của phân tử nước là

  • A. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen không mang điện tích.
  • B. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị chia đều về các phía nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.
  • C. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.
  • D. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.

Câu 17: Phân tử nước được tạo thành từ

  • A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion.
  • D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.

Câu 18: Đâu không phải chất dinh dưỡng cần thiết ở động vật

  • A. Protein.
  • B. Ancol.
  • C. Lipid.
  • D. Vitamin và chất khoáng.

Câu 19: Nước có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật

(1) Vận chuyển các chất trong cơ thể sinh vật.

(2) Tạo môi trường liên kết các thành phần khác nhau trong cơ thể.

(3) Điều hòa thân nhiệt.

(4) Tạo ra năng lượng cho cơ thể.

(5) Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sử dụng.

(6) Môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

(7) Môi trường hòa tan nhiều chất cần thiết.

  • A. (1), (3), (4), (6)
  • B. (2), (3), (5), (6), (7)
  • C. (1), (2), (3), (6), (7)
  • D. (1), (4), (5), (7)

Câu 20: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

Chỗ trống cần điền là

  • A. (1) 10%; (2) 21%.
  • B. (1) 15%; (2) 20%.
  • C. (1) 15%; (2) 21%.
  • D. (1) 10%; (2) 20%.

Câu 21: Cho các tính chất sau:

1. Là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

2. Sôi ở 100$^{o}$C, đông đặc ở 0$^{o}$C.

3. Có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…

4. Có thể hòa tan được dầu, mỡ.

5. Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

Các tính chất của nước là

  • A. 1, 2, 3, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5.
  • C. 1, 2, 4, 5.
  • D. 1, 3, 4, 5.

Câu 22: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  • A. nhiệt dung riêng cao.
  • B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
  • C. nhiệt bay hơi cao.
  • D. tính phân cực.

Câu 23: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa diễn ra.

(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6) Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 24: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?

(1) Sốt cao.

(2) Đi dạo.

(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.

(4) Ngồi xem phim.

(5) Nôn mửa và tiêu chảy.

  • A. (1), (2), (5).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (4), (5).

Câu 25: Cho mệnh đề sau: … là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

Điền từ thích hợp vào chỗ … là

  • A. chất khoáng.
  • B. chất dinh dưỡng.
  • C. chất đường bột.
  • D. nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác