Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời bài 32 Cảm ứng ở sinh vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 32 Cảm ứng ở sinh vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho ví dụ sau: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?

  • A. Quang hợp.
  • B. Hô hấp.
  • C. Thoát hơi nước.
  • D. Cảm ứng.

Câu 2: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  • A. từ môi trường.
  • B. từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. từ môi trường trong cơ thể.
  • D. từ các sinh vật khác.

Câu 3: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A. tính hướng tiếp xúc.
  • B. tính hướng sáng.
  • C. tính hướng hoá.
  • D. tính hướng nước.

Câu 4: Đâu là tác nhân kích thích của hiện tượng tua cuốn của cây cuốn vào giá thể

  • A. Thân cây yếu
  • B. Do ánh sáng không đều
  • C. Do cây thiếu dinh dưỡng
  • D. Do giá thể (cọc, giàn)

Câu 5: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  • B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
  • C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
  • D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.

Câu 6: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

  • A. Cây ngô.
  • B. Cây lúa.
  • C. Cây mướp.
  • D. Cây lạc.

Câu 7: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  • A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  • B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  • C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  • D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 8: Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng" là phản ứng của thực vật với nguồn gốc kích thích là?

  • A. Giá thể
  • B. Nhiệt độ
  • C. Ánh sáng
  • D. Nước

Câu 9: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  • A. Các nhận biết.
  • B. Các kích thích.
  • C. Các cảm ứng.
  • D. Các phản ứng.

Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  • A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  • B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  • C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  • D. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 11: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

  • A. Tính hướng nước.
  • B. Tính hướng sáng.
  • C. Tính hướng tiếp xúc.
  • D. Tính hướng hóa.

Câu 12: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra:

  • A. nhanh, dễ nhận thấy
  • B. chậm, khó nhận thấy
  • C. nhanh, khó nhận thấy
  • D. chậm, dễ nhận thấy

Câu 13: Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

  • A. Tính hướng đất dương của rễ, hướng sáng dương của thân.
  • B. Tính hướng tiếp xúc.
  • C. Tính hướng hoá.
  • D. Tính hướng nước.

Câu 14: Cảm ứng ở sinh vật là

  • A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
  • B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
  • C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
  • D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

Câu 15: Hướng đất là tên gọi khác của

  • A. hướng nước.
  • B. hướng trọng lực.
  • C. hướng hoá.
  • D. hướng sáng âm.

Câu 16: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B có một cửa sổ ở thành hộp phía trên. Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày. Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài ánh sáng. Sau hai ngày, Lan quan sát thấy tại hộp A ngọn cây vươn lên vị trí cửa sổ tầm ngang. Tại hộp B ngọn cây hướng lên thành hộp phía trên. Thí nghiệm này mô tả hình thức cảm ứng nào ở thực vật?

  • A. Hướng nước.
  • B. Hướng sáng.
  • C. Hướng tiếp xúc.
  • D. Hướng đất.

Câu 17: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 18: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 0C tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

  • ​A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Chất dinh dưỡng.

Câu 19: Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

  • A. Cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
  • B. cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
  • C. Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập.
  • D. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 20: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

  • A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
  • B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
  • C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
  • D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.

Câu 21: Xác định phản ứng của sinh vật ở hiện tượng cảm ứng: "Lá cây xấu hổ cụp lại khi chạm tay vào".

  • A. Lá cây xấu hổ cụp lại.
  • B. Tay chạm vào lá cây.
  • C. Toàn thân co lại.
  • D. Tay cảm thấy ngứa.

Câu 22: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  • A. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • B. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • C. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  • D. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.

Câu 23: Hai bạn lớp 7A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.

  • A. cây xấu hổ - va chạm, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
  • B. cây xấu hổ - ánh sáng, nhiệt độ, cây me - va chạm
  • C. cây xấu hổ - va chạm, cây me - giá thể
  • D. cây xấu hổ - con mồi, cây me - ánh sáng, nhiệt độ

Câu 24: Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

(5) Em làm bài tập về nhà

  • A. (1), (2), (3), (4)
  • B. (1), (2), (3), (5)
  • C. (1), (2), (4), (5)
  • D. (2), (3), (4), (5)

Câu 25: Cảm ứng ở sinh vật là

  • A. khả năng cơ thể sinh vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • B. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • C. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • D. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác