Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời bài 32 Cảm ứng ở sinh vật (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 32 Cảm ứng ở sinh vật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại cụp xuống. Hiện tượng này là

  • A. sự sinh trưởng của cây.
  • B. sự phát triển của cây.
  • C. sự cảm ứng của cây.
  • D. sự sinh sản của cây.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng của thực vật?

  • A. Lá bàng rụng vào mùa hè
  • B. Hoa hướng dương hướng về mặt trời
  • C. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh
  • D. Câu nắp ấm bắt mồi

Câu 3: Cho ví dụ sau: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?

  • A. Quang hợp.
  • B. Hô hấp.
  • C. Thoát hơi nước.
  • D. Cảm ứng.

Câu 4: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  • A. từ môi trường.
  • B. từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. từ môi trường trong cơ thể.
  • D. từ các sinh vật khác.

Câu 5: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 6: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

  • A. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu
  • B. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ
  • C. lợn con mới sinh ra
  • D. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Câu 7: Đối với những loài cây ưa ánh sáng mạnh cần trồng như thế nào?

  • A. Trồng ở những nơi quang đãng và mật độ mau.
  • B. Trồng ở những nơi quang đãng và mật độ thưa.
  • C. Trồng ở dưới những tán cây khác và mật độ mau.
  • D. Trồng ở dưới những tán cây khác và mật độ thưa.

Câu 8: Hiện tượng cảm ứng “Rễ cây mọc dài về phía có nước” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 9: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

  • A. Cây ngô.
  • B. Cây lúa.
  • C. Cây mướp.
  • D. Cây lạc.

Câu 10: Khi trồng một số loài cây như cây hoa thiên lý, cây dưa chuột,… người ta thường làm dàn cho cây. Đây là ứng dụng dựa trên đặc điểm hình thức cảm ứng nào của cây?

  • A. Tính hướng nước.
  • B. Tính hướng sáng.
  • C. Tính hướng đất.
  • D. Tính hướng tiếp xúc.

Câu 11: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  • A. Các nhận biết.
  • B. Các kích thích.
  • C. Các cảm ứng.
  • D. Các phản ứng.

Câu 12: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  • A. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • B. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • C. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  • D. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.

Câu 13: Tại sao lại cần vun gốc cho cây khoai tây?

  • A. Vì dựa trên cơ sở tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.
  • B. Vì dựa trên cơ sở tính hướng đất và hướng ánh sáng của rễ.
  • C. Vì dựa trên cơ sở tránh đất và hướng ánh sáng của rễ.
  • D. Vì dựa trên cơ sở tránh đất và tránh ánh sáng của rễ.

Câu 14: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 15: Đâu là tác nhân kích thích của hiện tượng tua cuốn của cây cuốn vào giá thể

  • A. Thân cây yếu
  • B. Do ánh sáng không đều
  • C. Do cây thiếu dinh dưỡng
  • D. Do giá thể (cọc, giàn)

Câu 16: Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là?

  • A. Các phản ứng
  • B. Các cảm ứng
  • C. Các kích thích
  • D. Các nhận biết

Câu 17: Hiện tượng cảm ứng “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 18: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng

  • A. Rễ cây hướng đến nguồn nước
  • B. Run rẩy/toát mồ hôi
  • C. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng
  • D. Cây bám vào giá thể

Câu 19: Sử dụng các từ gợi ý: bên trong (I), cơ thể (II), phản ứng (III) để hoàn thành đoạn thông tin sau khi nói về cảm ứng theo thứ tự:

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)…lại các kích thích từ môi trường …(2)…. và môi trường bên ngoài của …(3)…sinh vật

  • A. (II) - (III) - (I).
  • B. (III) - (I) - (II).
  • C. (I) - (III) - (II).
  • D. (I) - (II) - (III).

Câu 20: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 0C tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

  • ​A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Chất dinh dưỡng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác