Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kÌ I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 2: Cho các chất sau:
1. Oxygen
2. Carbon dioxide
3. Chất dinh dưỡng
4. Nước uống
5. Năng lượng nhiệt
6. Chất thải
Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 3, 4.
Câu 3: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?
A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi.
B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt.
C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu.
D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi.
Câu 4: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?
A. Carbon dioxide.
B. Oxygen.
C. Nhiệt.
D. Tinh bột.
Câu 5: Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.
A. Năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
B. Tổng hợp/ phân giải.
C. Năng lượng/ phân giải.
D. Tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 7: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo
C. Thực vật và nấm
D. Thực vật và động vật
Câu 8: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?
A. Hóa tổng hợp
B. Hóa phân li
C. Quang tổng hợp
D. Quang phân li
Câu 9: Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra
A. Đồng thời
B. Mâu thuẫn với nhau
C. Trái ngược nhau
D. Liên tiếp nhau
Câu 10: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình quang hợp?
A. C6H12O6
B. (C6H10O5)n
C. C12H22O11
D. C4H11N
Câu 11: Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường
A. khí carbon dioxide.
B. khí oxygen.
C. khí nitrogen.
D. khí methane.
Câu 12: Quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?
A. Nhiệt năng → hóa năng.
B. Hóa năng → điện năng.
C. Hóa năng → nhiệt năng.
D. Quang năng → hóa năng.
Câu 13: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
B. Đó là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng.
C. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen.
D. Đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.
Câu 14: Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra khí carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?
A. Chỉ có loài Y là sinh vật hiếu khí.
B. Chỉ có loài Y là sinh vật kị khí.
C. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật hiếu khí.
D. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật kị khí.
Câu 15: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
Câu 16: Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến
A. khí quản.
B. phế quản.
C. tế bào máu.
D. khoang mũi.
Câu 17: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?
A. Khí nitrogen
B. Khí carbon dioxide
C. Khí oxygen
D. Khí hydrogen
Câu 18: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?
A. Bụi.
B. Vi khuẩn.
C. Khói thuốc lá.
D. Khí oxygen.
Câu 19: Quá trình hô hấp có ý nghĩa:
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
C. Làm sạch môi trường
D. Chuyển hóa glucid thành CO2 và H2O
Câu 20: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là
A. Làm tăng nồng độ oxy trong máu
B. Cung cấp oxygen cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào
C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu
D. Cả A, B và C
Câu 21: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?
A. Hình yên ngựa.
B. Hình lõm hai mặt.
C. Hình hạt đậu.
D. Có nhiều hình dạng.
Câu 22: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế
A. khuếch tán.
B. vận chuyển chủ động.
C. vận chuyển thụ động.
D. ngược chiều gradien nồng độ.
Câu 23: Tại sao khí thiếu nitrogen lá cây có màu vàng
A. Vì nitrogen là nguyên tố cần thiết để tổng hợp protein diệp lục (nguyên nhân tạo nên màu xanh của lá cây). Thiếu nitrogen khiến lượng diệp lục trên lá giảm và có màu vàng.
B. Vì nitrogen là nguyên tố cần thiết để cấu tạo nên tế bào lá cây màu xanh. Thiếu nitrogen khiến lá có màu vàng.
C. Vì nitrogen là nguyên tố tạo nên màu xanh của lá cây.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 24: Vai trò của nước đối với sự sống là
A. Dung môi hòa tan
B. Điều hòa thân nhiệt sinh vật và môi trường
C. Tạo lực hút mao dẫn, giúp vận chuyển các chất trong mao dẫn
D. Cả A, B và C
Câu 25: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?
(1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.
(2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.
(3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.
(4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 26: Ở người, vai trò của lipid đối với cơ thể là
A. Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được.
B. Dự trữ năng lượng.
C. Chống mất nhiệt.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 27: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
Câu 28: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?
(1) Sốt cao.
(2) Đi dạo.
(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.
(4) Ngồi xem phim.
(5) Nôn mửa và tiêu chảy.
A. (1), (2), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).
Câu 29: Trứng, đậu nành (đỗ tương) và cá thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?
A. Sản phẩm bơ sữa.
B. Chất đạm.
C. Hạt.
D. Chất bột đường.
Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng?
(1) Lipid là các phân tử lớn, có bản chất không hòa tan trong môi trường nước của tế bào.
(2) Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể sống.
(3) Nguyên liệu cho hô hấp tế bào đầu tiên là lipid.
A. (1) đúng.
B. (1) và (2) đúng.
C. (2) và (3) đúng.
D. Tất cả (1), (2) và (3) đều đúng.
Câu 31: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?
A. Nhúng ngập cây vào nước.
B. Tỉa bớt cành, lá.
C. Cắt ngắn rễ.
D. Tưới đẫm nước cho cây.
Câu 32: Trong các loài thực vật sau đây, loài nào có rễ dài nhất?
A. Cây dừa.
B. Cây cà chua.
C. Cây cỏ lạc đà.
D. Cây lúa nước.
Câu 33: Tế bào đảm nhận chức năng hấp thu nước của cây là
A. Tế bào mô dậu
B. Tế bào khí khổng
C. Tế bào mô phân sinh
D. Tế bào lông hút
Câu 34: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 35: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng
A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 36: Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
A. Mạch rây.
B. Mạch gỗ.
C. Lông hút.
D. Vỏ rễ.
Câu 37: Đối với các loài thực vật thủy sinh, nước được hấp thụ qua
A. Thân.
B. Lá.
C. Toàn bộ bề mặt cơ thể.
D. Lông hút của rễ.
Câu 38: Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?
A. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy.
B. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày.
C. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc.
D. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.
Câu 39: Vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn?
A. Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn
B. Cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể
C. Cần phối hợp hợp lí các loại thức ăn để tránh gây ngộ độc
D. Giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn
Câu 40: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?
A. Nước, CO2, kháng thể.
B. CO2, các chất thải, nước.
C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.
D. Nước, hormone, kháng thể.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kÌ I
Bình luận