Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

  • A. Cơ năng.
  • B. Động năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 2: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?

  • A. Oxygen.
  • B. Carbon dioxide.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Vitamin.

Câu 3: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?

  • A. Xây dựng cơ thể.
  • B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của sinh vật.
  • C. Giúp phân hủy sinh vật.
  • D. Loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

Câu 4: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?

  • A. Carbon dioxide.
  • B. Oxygen.
  • C. Nhiệt.
  • D. Tinh bột.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

  • A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
  • B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
  • C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì?

  • A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
  • B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.
  • C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
  • D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.

Câu 7: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?

  • A. Hydrogen.
  • C. Nitrogen.
  • B. Oxygen.
  • D. Carbon dioxide.

Câu 8: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

  • A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh
  • B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo
  • C. Thực vật và nấm
  • D. Thực vật và động vật

Câu 9: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?

  • A. Hóa tổng hợp
  • B. Hóa phân li
  • C. Quang tổng hợp
  • D. Quang phân li

Câu 10: Những sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp trong điều kiện có ánh sáng?

(1) Tảo lục.

(2) Thực vật.

(3) Ruột khoang.

(4) Nấm.

(5) Trùng roi xanh.

  • A. (1), (2), (5).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (2), (4).
  • D. (2), (4), (5).

Câu 11: Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là

  • A. khí oxygen.
  • B. khí carbon dioxide.
  • C. nước.
  • D. không khí.

Câu 12: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

  • A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
  • D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

Câu 13: Trong cơ thể động vật, hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan nào?

  • A. Ti thể.
  • B. Lục lạp.
  • C. Bộ máy gongi.
  • D. Ribosome.

Câu 14: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào.
  • D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp.

Câu 15: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?

  • A. Quang hợp và thoát hơi nước.
  • B. Hô hấp.
  • C. Thoát hơi nước.
  • D. Quang hợp và hô hấp.

Câu 16: Vai trò của hít thở sâu đối với cơ thể người là

  • A. Tăng cường hệ thống hô hấp.
  • B. Giảm căng thẳng, bình tĩnh.
  • C. Tăng năng lượng.
  • D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

Câu 17: Cho các nhận định sau:

1. Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

2. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

3. Khuếch tán là sự di chuyển các phân tử khí từ vùng có nồng độ phân tử khí cao sang vùng có nồng độ phân tử khí thấp.

4. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.

5. Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng hẹp và mỏng

Số nhận định đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 18: Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng

  • A. rộng và mỏng.
  • B. dài và hẹp.
  • C. mỏng và hẹp.
  • D. dài và mỏng.

Câu 19: Nitrogen là nguyên tố cần thiết để thực vật tổng hợp

  • A. Protein.
  • B. Diệp lục.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 20: Ở người, vai trò của lipid đối với cơ thể là

  • A. Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được.
  • B. Dự trữ năng lượng.
  • C. Chống mất nhiệt.
  • D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

Câu 21: Trong quá trình quang hợp ở thực vật nước đóng vai trò

  • A. Nguyên liệu
  • B. Chất vận chuyển
  • C. Dung môi
  • D. Chất xúc tác

Câu 22: Cho mệnh đề sau: … là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

Điền từ thích hợp vào chỗ … là

  • A. chất khoáng.
  • B. chất dinh dưỡng.
  • C. chất đường bột.
  • D. nước.

Câu 23: Khẳng định nào sau đây là không đúng về hàm lượng nước trong cơ thể người?

  • A. Nước là thành phần có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể người.
  • B. Tổng lượng nước trong cơ thể trung bình bằng 60 – 70% trọng lượng cơ thể.
  • C. Hàm lượng nước của các cơ quan khác nhau dao động từ 10% trong mô mỡ đến 83% trong máu.
  • D. Tim là cơ quan chứa hàm lượng nước lớn nhất trong cơ thể người.

Câu 24: Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

  • A. Thịt động vật.
  • B. Chất bột đường.
  • C. Sản phẩm từ sữa.
  • D. Chất xơ.

Câu 25: Trứng, đậu nành (đỗ tương) và cá thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

  • A. Sản phẩm bơ sữa.
  • B. Chất đạm.
  • C. Hạt.
  • D. Chất bột đường.

Câu 26: Khi nghe đến bệnh bướu cổ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoáng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?

  • A. Các loại thịt.
  • B. Các loại hải sản.
  • C. Các loại rau, củ, quả.
  • D. Các loại sữa.

Câu 27: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

  • A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
  • B. Nước và chất khoáng.
  • C. Chất hữu cơ và nước.
  • D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?

  • A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
  • B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
  • C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
  • D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.

Câu 29: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?

  • A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
  • B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
  • C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
  • D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.

Câu 30: Tại sao mùa hè nắng nóng nhiệt độ dưới bóng cây luôn mát mẻ và dễ chịu hơn?

  • A. Bóng cây giúp chắn tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể
  • B. Bóng cây có nhiều tầng lá xếp chồng giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường với nhiệt độ dưới tán cây
  • C. Khi nắng to khí khổng thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, khiến nhiệt độ dưới bóng cây luôn thấp hơn nhiệt độ môi trường 1 - 2oC
  • D. Màu xanh kích thích thị giác kiến chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn

Câu 31: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Do các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.
  • B. Do các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.
  • C. Do các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.
  • D. Do các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.

Câu 32: Chất dinh dưỡng ở thực vật là nhóm chất:

  • A. Đạm
  • B. Khoáng
  • C. Vitamin
  • D. Đường

Câu 33: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

  • A. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ
  • B. Nước và các ion khoáng.
  • C. Các ion khoáng.
  • D. Nước.

Câu 34: Đối với các loài thực vật ở trên cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua

  • A. Toàn bộ bề mặt cơ thể.
  • B. Khí khổng ở lá.
  • C. Miền chóp rễ.
  • D. Lông hút của rễ.

Câu 35: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào?

  • A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  • B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  • C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 36: Trung bình mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng bao nhiều nước?

  • A. 2,5 lít.
  • B. 2 lít.
  • C. 1,5 lít.
  • D. 1 lít.

Câu 37: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua

  • A. Máu
  • B. Thành dạ dày
  • C. Dịch tiêu hóa
  • D. Ruột già

Câu 38: Vòng tuần hoàn nhỏ đi từ cơ quan nào đến cơ quan nào

  • A. Từ tim đến dạ dày, rồi trở về tim.
  • B. Từ tim đến phổi, rồi trở về tim.
  • C. Từ tim đến các bộ phận trên cơ thể, rồi trở về tim.
  • D. Từ tim đến não, rồi trở về tim.

Câu 39: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

  • A. 2 000 mL.
  • B. 1 500 mL.
  • C. 1000 mL.
  • D. 3 000 mL.

Câu 40: Cho các dữ kiện sau:

(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.

  • A. (1) Thực vật, (2) Động vật.
  • B. (1) Động vật, (2) Thực vật.
  • C. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
  • D. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác