Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể con người không lấy vào:
A. Khí Carbon dioxide.
- B. Khí Oxygen.
- C. Nước uống.
- D. Thức ăn.
Câu 2: Chuyển hóa các chất trong tế bào dựa trên cơ sở là.
A. các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào.
- B. các biến đổi lý học giữa các thành phần trong tế bào.
- C. hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- D. biến đổi lí học diễn ra trong hoạt động các cơ quan trong cơ thể
Câu 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực vật:
A. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
- B. Sinh trưởng, vận động, cảm ứng, sinh sản.
- C. Vận động, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
- D. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động.
Câu 4: Cho các quá trình chuyển hóa sau:
1.Quang năng → hóa năng.
2. Điện năng → nhiệt năng.
3. Hóa năng → nhiệt năng.
4. Điện năng → cơ năng.
Có bao nhiêu biến đổi chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 5: Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ?
A. 2 cấp độ.
- B. 1 cấp độ.
- C. 3 cấp độ.
- D. 4 cấp độ.
Câu 6: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi.
- B. Phân giải protein trong tế bào.
- C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
- D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
Câu 7: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?
- A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
- C. Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
D. Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.
Câu 8: Cho sơ đồ sau:
(1) và (2) trong sơ đồ trên lần lượt là
- A. oxygen, carbon dioxide.
B. carbon dioxide, oxygen.
- C. nitrogen, oxygen.
- D. nitrogen, hydrogen.
Câu 9: Cho các yếu tố sau:
(1) Ánh sáng
(2) Nước
(3) Hàm lượng carbon dioxide
(4) Nhiệt độ
Số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
D. 4.
Câu 10: Iodine trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh có vai trò:
- A. hấp thụ ánh sáng để lá cây dừng quang hợp.
B. chỉ thị sự có mặt của tinh bột bằng phản ứng màu.
- C. chỉ thị sự có mặt của glucose bằng phản ứng màu.
- D. hấp thụ oxygen để lá cây dừng quang hợp.
Câu 11: Trong cơ thể sinh vật, dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể là
A. hóa năng
- B. cơ năng
- C. nhiệt năng
- D. quang năng
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự chuyển hóa năng lượng diễn ra trong hô hấp tế bào?
- A. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng điện năng.
B. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng nhiệt năng.
- C. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng quang năng.
- D. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng cơ năng.
Câu 13: Cho các trường hợp sau:
(1) Một vận động viên đang thi đấu.
(2) Một nhân viên văn phòng đang làm việc.
(3) Một người đang ngủ.
Trình tự sắp xếp các trường hợp theo thứ tự tốc độ hô hấp tế bào tăng dần là
- A. (1) → (2) → (3).
- B. (2) → (3) → (1).
C. (3) → (2) → (1).
- D. (1) → (3) → (2).
Câu 14: Tại sao những loại hạt như thóc, ngô,… được đem phơi khô trước khi đem vào kho bảo quản?
- A. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng oxygen có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
B. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
- C. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng carbon dioxide có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
- D. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm nhiệt độ có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.
Câu 15: Một phân tử nước được cấu tạo gồm
A. một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- B. một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết bổ sung.
- C. hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- D. hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết bổ sung.
Câu 16: Sơ đồ nào sau đây thể hiện con đường vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa ở người?
- A. Miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
- B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → trực tràng → ruột già → hậu môn.
C. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
- D. Miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → trực tràng → hậu môn.
Câu 17: Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua các hoạt động gồm
- A. thu nhận và biến đổi thức ăn.
- B. thu nhận, biến đổi thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
C. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.
- D. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất.
Câu 18: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?
A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi.
- B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt.
- C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu.
- D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi.
Câu 19: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự
- A. giải phóng năng lượng.
- B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng.
C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.
- D. phản ứng dị hóa.
Câu 20: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
- A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
- B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
- C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
Câu 21: Gân lá có vai trò gì trong quá trình quang hợp?
- A. Vận chuyển nước, muối khoáng đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp
- B. Vận chuyển chất hữu cơ do quang hợp tổng hợp ra đến bộ phận khác của cây.
- C. Cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời cũng là nơi khí oxygen được tạo ra trong quang hợp đi từ trong lá ra ngoài môi trường.
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 22: Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?
(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
(2) Điều hoà không khí.
(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.
(4) Giữ ấm cho cây.
- A. (1), (2).
B. (1), (3).
- C. (2), (3).
- D. (3), (4).
Câu 23: Quang hợp ở cây xanh là quá trình chuyển hóa năng lượng từ
- A. hóa năng thành quang năng.
B. quang năng thành hóa năng.
- C. hóa năng thành nhiệt năng.
- D. quang năng thành nhiệt năng.
- A. Nhiệt độ.
- B. Nồng độ oxygen.
- C. Hàm lượng nước.
D. Nồng độ carbon dioxide.
Câu 25: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?
- A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.
- B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.
- C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.
D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.
Câu 26: Ở tảo sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại
- A. Tế bào chất
B. Ti thể
- C. Trong các bào quan
- D. Màng sinh chất
Câu 27: Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi
A. Glucose.
- B. Maltose.
- C. Saccharose.
- D. Cellulose.
Câu 28: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?
- A. Khí nitrogen
- B. Khí carbon dioxide
C. Khí oxygen
- D. Khí hydrogen
Câu 29: Chức năng của khí khổng là
- A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.
- B. trao đổi khí oxygen với môi trường.
- C. thoát hơi nước ra môi trường.
D. Cả ba chức năng trên.
Câu 30: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
- A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
- B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
- C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
Câu 31: Vai trò của hít thở sâu đối với cơ thể người là
- A. Tăng cường hệ thống hô hấp.
- B. Giảm căng thẳng, bình tĩnh.
- C. Tăng năng lượng.
D. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
Câu 32: Thí nghiệm quan sát khí khổng bao gồm các bước sau:
1. Mô tả và vẽ hình dạng khí khổng quan sát được
2. Nhỏ một giọt nước lên mảnh biểu bì, đặt lamen lên
3. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, rồi tăng lên 40x, tìm các khí khổng
4. Lấy một lá cây thài lài tía, gấp một phần lá ở gần một đầu
5. Dùng kim mũi mác cẩn thận tách lớp biểu bì dưới
6. Đặt mảnh biểu bì vừa tách lên một lam kính
Quy trình thí nghiệm đúng là
- A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6.
- B. 4 – 5 – 6 – 1 – 2 – 3.
- C. 4 – 5 – 6 – 3 – 2 – 1.
D. 4 – 5 – 6 – 2 – 3 – 1.
Câu 33: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?
- A. Bụi.
- B. Vi khuẩn.
- C. Khói thuốc lá.
D. Khí oxygen.
Câu 34: Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất không cung cấp năng lượng là
- A. Protein và lipid.
B. Vitamin và khoáng chất.
- C. Protein và carbohydrate.
- D. Carbohydrate và lipid.
Câu 35: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo,… Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên
- A. diệp lục.
- B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
- D. protein và nucleic acid.
Câu 36: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì
- A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.
- C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
- D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 37: Đâu không phải chất dinh dưỡng cần thiết ở động vật
- A. Protein.
B. Ancol.
- C. Lipid.
- D. Vitamin và chất khoáng.
Câu 38: Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa nào trong các đáp án sau đây?
A. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.
- B. Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá.
- C. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
- D. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.
Câu 39: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
- A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
- C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
- D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 40: Máu đưa đi của vòng tuần hoàn lớn có đặc điểm
- A. Giàu các chất dinh dưỡng.
- B. Màu đỏ tươi.
- C. Giàu O2.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kÌ I
Bình luận