Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quang hợp là quá trình biến đổi
- A. Nhiệt năng được biến đổi thành hóa năng
- B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng
C. Quang năng được biến đổi thành hóa năng
- D.Hóa năng được biến đổi thành nhiệt năng
Câu 2: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?
- A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
- C. Chất dinh dưỡng.
- D. Vitamin.
Câu 3: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
- A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
- B. Quá trình chuyển hóa năng lượng.
C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 4: Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide được diễn ra tại hệ cơ quan nào trong cơ thể?
- A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ thần kinh.
Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự
- A. giải phóng năng lượng.
- B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng.
C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.
- D. phản ứng dị hóa.
Câu 6: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
- A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
- C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
- D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 7: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?
- A. Cơ năng.
- B. Quang năng.
C. Hóa năng.
- D. Nhiệt năng.
Câu 8: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
- A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
- B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
- C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
Câu 9: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là:
- A. Diệp lục
B. Lục lạp
- C. Khí khổng
- D. Tế bào chất
Câu 10: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là:
A. từ phân tử nước H2O
- B. từ Glucose
- C. từ phân tử CO2
- D. từ phân tử ATP
Câu 11: Sản phẩm của quang hợp là
- A. nước, carbon dioxide.
- B. ánh sáng, diệp lục.
C. oxygen, glucose.
- D. glucose, nước.
Câu 12: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?
A. Phiến lá có dạng bản mỏng.
- B. Lá có màu xanh.
- C. Lá có cuống lá.
- D. Lá có tính đối xứng.
Câu 13: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở
A. Ti thể
- B. Ribôxôm
- C. Không bào
- D. Lục lạp
Câu 14: Trong quá trình hô hấp tế bào, nước đóng vai trò
- A. Dung môi và môi trường
- B. Nguyên liệu và môi trường
- C. Dung môi và nguyên liệu
D. Môi trường và sản phẩm
Câu 15: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật?
- A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.
- B. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.
C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.
- D. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
Câu 16: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp.
B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.
- C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào.
- D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp.
Câu 17: Ở tảo sự hô hấp hiếu khí diễn ra tại
- A. Tế bào chất
B. Ti thể
- C. Trong các bào quan
- D. Màng sinh chất
Câu 18: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khỏe hô hấp ở người?
- A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
- B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
- D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.
Câu 19: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào?
- A. Quang hợp và thoát hơi nước.
- B. Hô hấp.
- C. Thoát hơi nước.
D. Quang hợp và hô hấp.
Câu 20: Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng
A. rộng và mỏng.
- B. dài và hẹp.
- C. mỏng và hẹp.
- D. dài và mỏng.
Câu 21: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?
- A. Sen.
- B. Hoa hồng.
- C. Ngô.
D. Xương rồng.
Câu 22: Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng
- A. Tinh thể
B. Các muối hòa tan
- C. Các hợp chất hữu cơ
- D. Các hợp chất vô cơ
Câu 23: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?
- A. Củ đậu.
- B. Lạc.
- C. Cà rốt.
D. Rau muống.
Câu 24: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.
Chỗ trống cần điền là
A. (1) 10%; (2) 21%.
- B. (1) 15%; (2) 20%.
- C. (1) 15%; (2) 21%.
- D. (1) 10%; (2) 20%.
Câu 25: Nhóm các chất dinh dưỡng động vật cần với lượng lớn là:
- A. chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate), vitamin.
B. chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid).
- C. vitamin, chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid).
- D. chất béo (lipid), chất bột đường (carbohydrate), chất khoáng.
Câu 26: Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?
- A. Thịt động vật.
- B. Chất bột đường.
C. Sản phẩm từ sữa.
- D. Chất xơ.
Câu 27: Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao cần
- A. cần tăng cường bón phân và cung cấp nước tối đa cho cây trồng
- B. cần tăng lượng phân bón tối đa, giảm lượng nước tưới tối thiểu cho cây
C. cần căn cứ vào những nhu cầu này để tưới nước, bón phân hợp lí.
- D. cần giảm lượng phân bón tối thiểu, tăng lượng nước tưới tối đa cho cây
Câu 28: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ đâu?
- A. Do các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.
B. Do các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.
- C. Do các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.
- D. Do các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.
Câu 29: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?
- A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
- B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
- C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạch gỗ?
- A. Mạch gỗ là các tế bào sống, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
B. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
- C. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, vận chuyển chất hữu cơ và nước cung cấp cho các cơ quan.
- D. Mạch gỗ là các tế bào sống, có thành tế bào dày, có đầy đủ các bào quan.
Câu 31: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật diễn ra ở
A. Hệ tuần hoàn
- B. Hệ hô hấp
- C. Hệ tiêu hóa
- D. Hệ thần kinh
Câu 32: Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?
A. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy.
- B. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày.
- C. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc.
- D. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.
Câu 33: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua
- A. Máu
B. Thành dạ dày
- C. Dịch tiêu hóa
- D. Ruột già
Câu 34: Cho các yếu tố sau:
1. Loài
2. Kích thước cơ thể
3. Độ tuổi
4. Thức ăn
5. Nhiệt độ của môi trường
Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể động vật và người.
A. 1, 2, 3, 4, 5.
- B. 1, 2, 4, 5.
- C. 1, 3, 4, 5.
- D. 1, 2, 3, 4.
Câu 35: Sinh vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín, hai vòng tuần hoàn?
(1) cá
(2) Ếch
(3) Người
(4) Thằn lằn
(5) Giun đất
(6) Chim bồ câu
A. (1), (2), (3), (6)
- B. (2), (3), (4), (5)
- C. (2), (3), (4), (6)
- D. (1), (2), (5), (6)
Câu 36: Trung bình mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng bao nhiều nước?
- A. 2,5 lít.
B. 2 lít.
- C. 1,5 lít.
- D. 1 lít.
Câu 37: Cách tốt nhất để giảm cân là
- A. ăn kiêng chất đạm và chất béo.
- B. tránh tất cả chất béo và đường càng nhiều càng tốt.
C. ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
- D. chỉ ăn những khẩu phần nhỏ hơn những gì bạn đã ăn.
Câu 38: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. tổng tiết diện của mao mạch lớn.
- B. mao mạch thường ở gần tim.
- C. số lượng mao mạch ít hơn.
- D. áp lực co bóp của tim tăng.
Câu 39: Vì sao sơn kín da ếch thì ếch sẽ chết sau một thời gian?
A. Vì không khí không thể khuếch tán qua da khiến hô hấp của ếch bị hạn chế.
- B. Vì không khí không thể khuếch tán qua da khiến hô hấp của ếch bị ngừng hẳn.
- C. Vì sơn là một chất độc gây chết đối với ếch.
- D. Vì nước không thể đi vào cơ thể ếch khiến ếch thiếu nước mà chết dần.
Câu 40: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.
- A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
- C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
- D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kÌ I
Bình luận