Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời sáng tạo kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  • B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
  • C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
  • D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.

Câu 2: Cảm ứng ở sinh vật là

  • A. khả năng cơ thể sinh vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • B. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • C. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • D. khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 3: Hình bên dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

  • A. Tính hướng đất dương của rễ, hướng sáng dương của thân.
  • B. Tính hướng tiếp xúc.
  • C. Tính hướng hoá.
  • D. Tính hướng nước.

Câu 4: Hướng đất là tên gọi khác của

  • A. hướng sáng
  • B. hướng trọng lực
  • C. hướng hoá
  • D. hướng sáng âm

Câu 5: Xác định phản ứng của sinh vật ở hiện tượng cảm ứng: "Lá cây xấu hổ cụp lại khi chạm tay vào".

  • A. Lá cây xấu hổ cụp lại.
  • B. Tay chạm vào lá cây.
  • C. Toàn thân co lại.
  • D. Tay cảm thấy ngứa.

Câu 6: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  • A. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • B. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • C. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  • D. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.

Câu 7: Tại sao lại cần vun gốc cho cây khoai tây?

  • A. Dựa trên cơ sở tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.
  • B. Dựa trên cơ sở tính hướng đất và hướng ánh sáng của rễ.
  • C. Dựa trên cơ sở tránh đất và hướng ánh sáng của rễ.
  • D. Dựa trên cơ sở tránh đất và tránh ánh sáng của rễ.

Câu 8: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 độ C tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

  • ​A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Độ ẩm.
  • D. Chất dinh dưỡng.

Câu 9: Tập tính gồm

  • A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
  • B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện.
  • C. tập tính sẵn có và tập tính học được.
  • D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện.

Câu 10: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. học được
  • B. bẩm sinh
  • C. hỗn hợp
  • D. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 11: Đâu là những tập tính học được của động vật?

(1) Đẻ nhờ ở tu hú

(2) Hót ở chim

(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ

(4) Leo trèo ở khỉ

(5) Nói ở người

  • A. (1), (3)
  • B. (2), (4)
  • C. (1), (4)
  • D. (3), (5)

Câu 12: Đâu là những tập tính bẩm sinh của động vật?

(1) Gà con đi theo vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy

(2) Hót ở chim

(3) Bơi ở vịt con

(4) Leo trèo ở khỉ

(5) Nói ở người

  • A. (1), (2), (4), (5)
  • B. (1), (2), (3), (4)
  • C. (1), (2), (3), (5)
  • D. (2), (3), (4), (5)

Câu 13: Thông thường, khi ta bóc vỏ cây thân gỗ thì những thành phần nào sẽ bị loại bỏ khỏi cây ?

  • A. Biểu bì và thịt vỏ
  • B. Biểu bì, thịt vỏ và mạch gỗ
  • C. Biểu bì, thịt vỏ và mạch rây
  • D. Mạch rây và mạch gỗ

Câu 14: Thực vật Hai lá mầm có hai loại mô phân sinh là 

  • A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
  • B. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  • C. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
  • D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên. 

Câu 15: Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng của con ếch là gì?

  • A. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành. 
  • B. Ếch đẻ trứng dưới nước.
  • C. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
  • D. Nòng nọc phát triển hình thái đến ếch trưởng thành. 

Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng

  • A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
  • B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
  • C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
  • D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.

Câu 17: Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

  • A. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
  • B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
  • C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
  • D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 18: Nhóm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là

  • A. gió, nước, hormone.
  • B. gió, nước, thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
  • C. gió, nước, thức ăn, hormone.
  • D. thức ăn, nhiệt độ, con người.

Câu 19: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

  • A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  • C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 20: Ở thực vật, ánh sáng không ảnh hưởng đến quá trình nào?​

  • A. Sinh trưởng.
  • B. Phát triển.
  • C.Thụ phấn.
  • D. Quang hợp.

Câu 21: Sinh sản vô tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 22: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

  • A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
  • C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
  • D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Câu 23: Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?

  • A. Con người.
  • B. Amip.
  • C. Thuỷ tức.
  • D. Vi khuẩn.

Câu 24: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

  • A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
  • B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
  • C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
  • D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 25: Hiện tượng nào dưới đây không phải là sinh sản ở sinh vật?

  • A. Đuôi mới của thằn lằn hình thành sau khi bị đứt. 
  • B. Củ khoai lang mọc mầm. 
  • C. Măng mọc lên ở những bụi tre.
  • D. Em bé được sinh ra sau 9 tháng 10 ngày mẹ mang thai. 

Câu 26: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

- Mọc chồi là một kiểu của (1)...

- Quá trình (2)... đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- (3)... là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín.

- Bộ phận nhú lên trên cơ quan sinh dưỡng của cây và có khả năng hình thành cơ thể mới được gọi là (4)...

- Thực vật có quả và hạt là kết quả của hình thức (8)...

  • A. (1) – sinh sản hữu tính, (2) – sinh sản, (3) – hoa, (4) – chồi mầm, (5) – sinh sản vô tính
  • B. (1) – sinh sản vô tính, (2) – sinh sản hữu tính, (3) – hoa, (4) – chồi mầm, (5) – sinh sản
  • C. (1) – sinh sản vô tính, (2) – sinh sản, (3) – hoa, (4) – chồi mầm, (5) – sinh sản hữu tính
  • D. (1) – sinh sản, (2) – sinh sản vô tính, (3) – hoa, (4) – chồi mầm, (5) – sinh sản hữu tính

Câu 27: Hoa lưỡng tính là

  • A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
  • B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
  • C. hoa có nhị và nhụy hoa.
  • D. hoa có đài và tràng hoa.

Câu 28: Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa

  • A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
  • B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
  • C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
  • D. hạt phấn và trứng của cùng hoa.

Câu 29: Muốn tăng sản lượng thịt ở gia cầm, người ta áp dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. Tăng nhiều con đực trong đàn
  • B. Tăng nhiều con cái trong đàn
  • C. Bố trí số con đực và con cái bằng nhau trong đàn
  • D. Chọn các con non có các kích thước bé để nuôi

Câu 30: Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua

  • A. các hoạt động sống.
  • B. sự trao đổi chất.
  • C. sự cảm ứng.
  • D. các phản xạ.

Câu 31: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?

  • A. Tế bào và mô.
  • B. Mô và cơ quan.
  • C. Tế bào và cơ thể.
  • D. Mô và cơ thể.

Câu 32: Tế bào không có hoạt động nào dưới đây?

  • A. Trao đổi chất
  • B. Thay đổi hình dạng
  • C. Cảm ứng
  • D. Phân chia

Câu 33: Ở lớp Thú, con non được sinh ra và nuôi bằng sữa của mẹ. Đây là tập tính gì ở động vật?

  • A. Tập tính sinh sản.
  • B. Tập tính kiếm ăn.
  • C. Tập tính lãnh thổ.
  • D. Tập tính bầy đàn.

Câu 34: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?

  • A. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi hô hấp.
  • B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa.
  • C. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy.
  • D. Quá trình dài ra ở móng tay người.

Câu 35: Sắp xếp các cấp độ tổ chức cấu tạo nên cơ thể từ bé đến lớn

  • A. Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Mô - Cơ thể
  • B. Mô - Tế bào - Hệ cơ quan - Cơ quan - Cơ thể
  • C. Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể
  • D.  Mô - Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể

Câu 36: Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.

Bước 2. Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

Bước 3. Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

Bước 4. Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả quan sát của thí nghiệm trên?

  • A. Cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.
  • B. Cây ở cốc A mọc nghiêng ngược hướng lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.
  • C. Cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc nghiêng theo nhiều hướng khác nhau.
  • D. Cây ở cốc A mọc nghiêng ngược hướng lỗ khoét, cây ở cốc B mọc nghiêng theo nhiều hướng khác nhau.

Câu 37: Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là

  • A. được di truyền từ bố mẹ.
  • B. có số lượng nhất định và bền vững.
  • C. mang tính đặc trưng cho từng cá thể.
  • D. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 38: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau gọi là

  • A. vòng đời
  • B. quá trình sinh trưởng
  • C. quá trình phát triển
  • D. quá trình biến thái

Câu 39: Cho đoạn thông tin sau: Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ …(1)…; khi nhiệt độ tăng quá …(2)…; mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.

(1) và (2) lần lượt là

  • A. 20 độ C, 30 độ C.
  • B. 18 độ C, 30 độ C
  • C. 18 độ C, 20 độ C.
  • D. 20 độ C, 35 độ C.
Câu 40: Cho sơ đồ sau:

 

Hoạt động còn thiếu trong sơ đồ trên là

Hoạt động còn thiếu trong sơ đồ trên là

  • A. cân bằng nội môi.
  • B. điều hòa thân nhiệt.
  • C. hô hấp tế bào.
  • D. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác