Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 6: Ước mơ của em (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)
Đáp án bài 6: Ước mơ của em (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
BÀI 6: ƯỚC MƠ CỦA EM
BÀI ĐỌC 4
Câu 1: Thuở nhỏ, Ca-tơ-rin mơ ước điều gì?
Đáp án chuẩn:
Tính được cách lên Mặt Trăng.
Câu 2: Bà kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
Đáp án chuẩn:
+ Say mê với môn Toán, đặc biệt là hình học.
+ Có thể giải được những bài toán vô cùng hóc búa
+ Ứng tuyển hai lần để tham gia vào tổ chức NASA giải các bài toán.
Câu 3: Ca-tơ-rin đã đóng góp vào thành công của các chuyến bay lên Mặt Trăng như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Ca-tơ-rin đã sử dụng toán học để tìm ra các con đường cho tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất và hạ cánh trên Mặt Trăng.
Câu 4: Qua thông điệp mà Ca-tơ-rin gửi tới các em học sinh, em hiểu được điều gì về bà?
Đáp án chuẩn:
Em hiểu bà luôn mong muốn có những người sẽ thành công hơn nữa, đem lại những đóng góp tiến bộ hơn bà từng làm. Bà kêu gọi những người học sinh hãy chăm chỉ học tập như bản thân từng cố gắng.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về thông điệp của bà Ca-tơ-rin?
Đáp án chuẩn:
Thông điệp của Ca-tơ-rin là “Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của bạn!”. Qua thông điệp này, em hiểu Ca-tơ-rin là người không dễ từ bỏ ước mơ. Bà luôn theo đuổi và tìm cách để hiện thực hoá ước mơ của mình đến cùng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì?
a) Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất.
MÁT-TÉC-LINH
b) Những tính toán của Ca-tơ-rin thật sự hoàn hảo, đã góp phần đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng rồi quay trở lại Trái Đất an toàn.
PHAN HOÀNG
Đáp án chuẩn:
a) ‘‘đang’’: miêu tả hoạt động đang diễn ra trong thời điểm nói.
‘‘sẽ’’: thể hiện, thực hiện một điều gì đó trong tương lai.
b) ‘‘đã’’ : từ một việc gì đó đã làm, giúp cho những điều khác có thể xảy ra tốt hơn.
Câu 2: Truyện vui sau dùng một số từ (in đậm) không đúng. Em hãy sửa lại cho đúng bằng cách bỏ hoặc thay các từ ấy bằng những từ phù hợp. Giải thích vì sao em sửa như vậy.
Bò ăn cỏ
Khách: Sao bức tranh này không có hình gì, thưa ông?
Hoạ sĩ: Bức tranh đó vẽ một con bò sẽ ăn cỏ đấy, ông ạ.
Khách: Tôi có thấy cỏ đâu?
Hoạ sĩ: Con bò đang ăn hết rồi, thưa ông.
Khách: Thế con bò đâu?
Hoạ sĩ: Thưa ông, con bò không đời nào đứng ì ở đó sau khi sắp ăn hết cỏ.
Đáp án chuẩn:
- ‘‘sẽ’’ -> đang
- ‘‘đang’’ -> đã
- ‘‘sắp’’ -> đã
Em giải thích:
+ Vẽ con bò ăn cỏ thì là hoạt động đang diễn ra, nên sửa thành đang.
+ Hoạt động ăn hết rồi, không còn cỏ nữa thì là đã hoàn thành, sửa thành đã.
+ Hoạt động ăn hết rồi, con bò di chuyển tới chỗ khác, cũng sửa thành đã
Câu 3: Viết đoạn văn kể về một giấc mơ đẹp của em. Chỉ ra các động từ em đã dùng trong đoạn văn đó.
Đáp án chuẩn:
Tối hôm qua, em đã mơ một giấc mơ thật đẹp. Giấc mơ ấy làm em nhớ mãi bởi có những thứ em hằng ước ao. Vào giấc mơ, em thấy mẹ mua một món quà thật to cho mình dù không phải là ngày sinh nhật. Bản thân tự thấy lạ lùng, song em vẫn rất thích thú, hét toáng lên vì vui sướng. Lạ hơn nữa, khi trong giấc mơ, bố em chợt là một đầu bếp tài ba. Bố nấu những món ăn em chưa từng ăn bao giờ, chỉ biết rằng nó rất ngon. Nếu giấc mơ ấy có thật, chắc rằng mỗi ngày sẽ rất thú vị đối với em.
Các động từ em đã dùng trong đoạn văn đó là: mơ, nhớ, mua, hét, nấu, ăn.
GÓC SÁNG TẠO
Câu 1: Các đội kịch chuẩn bị:
a) Kiểm tra trang phục, đạo cụ.
b) Tập thoại theo lời nhân vật:
– Các vai diễn nhớ lời thoại.
– Người nhắc vở nhắc khẽ lời thoại, nếu các vai diễn quên lời.
c) Đạo diễn hướng dẫn các vai diễn thể hiện nét mặt, cử chỉ, giọng nói phù hợp.
Đáp án chuẩn:
Các đội kịch chuẩn bị như hướng dẫn.
Câu 2: Các đội kịch biểu diễn.
Đáp án chuẩn:
Các đội kịch biểu diễn lần lượt.
Câu 3: Bình chọn đội kịch và diễn viên có diễn xuất tốt.
Đáp án chuẩn:
Em và đội của mình quan sát, bình chọn đội kịch và diễn viên có diễn xuất tốt.
TỰ ĐÁNH GIÁ
A. Đọc và làm bài tập
Câu 1: Nội dung bài văn là gì? Tìm ý đúng:
a) Tả các loại sáo diều: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,..
b) Kể về những buổi thả diều của học sinh thành phố.
c) Giới thiệu trò chơi thả diều và ích lợi của trò chơi ấy.
d) Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều.
Đáp án chuẩn:
d)
Câu 2: Bài văn sử dụng những động từ nào để tả niềm vui của đám trẻ? Tìm ý đúng:
a) thi, thả, gọi
b) vi vu, trầm bổng, mềm mại
c) hò hét, vui sướng, phát dại
d) chiều chiều, bãi thả, đám trẻ
Đáp án chuẩn:
a)
Câu 3: Các hình ảnh đẹp ở đoạn 3 thể hiện điều gì? Tìm ý đúng:
a) Thể hiện vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm và niềm vui của đám trẻ mục đồng.
b) Thể hiện vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm và khát vọng gửi theo cánh diều.
c) Thể hiện niềm vui và vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm.
d) Thể hiện niềm vui và khát vọng chinh phục bầu trời bao la.
Đáp án chuẩn:
b)
Câu 4: Tìm động từ trong các câu sau:
a) Cánh diều như đang trôi trên dải Ngân Hà.
b) Khát vọng cứ cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.
Đáp án chuẩn:
a) trôi.
b) cháy.
Câu 5: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Hãy viết một đoạn văn tưởng tượng cảnh Tin-tin và Mi-tin (trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai") bước vào khu vườn kì diệu.
b) Tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời, hãy viết một đoạn văn
tả cánh diều được tự do bay lượn và cảm xúc của em khi đó.
Đáp án chuẩn:
a) Trong khu vườn kỳ diệu ở Vương quốc Tương Lai, Tin-tin và Mi-tin gặp hai nàng tiên. Nàng tiên thứ nhất đang sửa chữa cánh của mình sau khi va vào bức tường đá trắng và rơi vào tình trạng loạng choạng. Nàng tiên thứ hai đang pha chế một dung dịch trẻ hoá nhưng có nguy cơ gây nổ…
b) Em là một cánh diều tự do. Không giống như chim, em bay được là nhờ có gió. Gió càng to, càng mạnh, em được bay càng cao, càng xa. Em luôn tự hào vì bản thân là kỉ niệm của biết bao cô cậu học trò. Họ thường vui vẻ, lấy em làm đồ chơi và thú vui trong những buổi chiều lộng gió. Cũng thật vui khi em giúp cho các bạn ấy có được những tiếng cười, những kỉ niệm mà bản thân các bạn ấy sẽ khó để quên được.
B. Tự nhận xét
Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Đáp án chuẩn:
Em tự nhận xét.
Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Đáp án chuẩn:
Em tự đề xuất.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận