Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 13: Niềm vui lao động (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2)

Đáp án bài 13: Niềm vui lao động (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG

BÀI ĐỌC 2

Câu 1: Qua khổ thơ 1, hình ảnh minh họa và chú thích về giàn khoan, em hiểu những người lao động trên giàn khoan làm công việc gì? Ở đâu?

Đáp án chuẩn:

Làm công việc quan sát giàn khoan ở trên giàn khoan ngoài biển.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào giúp em hình dung được khó khăn, thách thức đối với người làm việc trên giàn khoan?

Đáp án chuẩn:

giữa chớp bể, mưa nguồn, giữa dòng xuôi- luồng ngược giúp em hình dung được khó khăn, thách thức đối với người làm việc trên giàn khoan.

Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về " người giàn khoan" qua các từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ thứ 2?

Đáp án chuẩn:

Những người phải sống một cách vội vã, tất bật dũng cảm giữa lòng biển sâu bao la nhưng lại luôn vui vẻ, yêu đời

Câu 4: Qua khổ thơ 3, tác giả muốn nói điều gì về " người giàn khoan"?

Đáp án chuẩn:

Những người mang những trọng trách lớn lao giữa lòng đại dương mênh mông bao la.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I, Nhận xét

Dấu gạch ngang trong mỗi câu dưới đây được dùng để làm gì? Tìm ý đúng.

a, Việt - Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng hà, Cửu Long

HỒ CHÍ MINH

1. Để nối tên thười điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt

b, Sau khi hòa bình được lập lại, hệ thống đường sắt miền Bắc đã được khôi phục và xây dựng mới với những tuyến đường chính là Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn.

2. Để nối tên hai nước có mối quan hệ với nhau.

c, Vụ Đông - Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi

3. Để nối tên điểm đầu và điểm xuối của một tuyến đường

d, Tuyến xe buýt số 72 ( Từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Cầu Mai Linh - Biên Giang - Chúc Sơn - Phú Nghĩa - Xuân Mai.

4. Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường

Đáp án chuẩn:

  • 1 - c
  • 2 - a
  • 3 - b
  • 4 - d

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:

a, Cầu truyền hình đặc biệt " Hạ Long thần tiên" nhằm tôn vinh giá trị của Vịnh Hạ Long được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ đến 22 giười ngày 29-10-2011 với bốn điểm cầu: Hạ Nội - Hạ Long - Huế -Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo QUANG THỌ

b, Công ty cổ phần Vận tại đường sắt Sài Gòn tổ chức thêm một số chuyến tàu vào dịp lễ Quốc khánh năm 2022. Sau đây là các tuyến đường có chuyến tàu tăng thêm:

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết.

Theo báo hanoimoi.com.vn

Đáp án chuẩn:

a, Để nối tên các tỉnh có mối quan hệ với nhau. 

b, Để nối tên điểm đầu và điểm xuối của một tuyến đường

Câu 2: Cần bổ sung dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong các câu dưới đây? Mỗi dấu gạch ngang đó được dùng để làm gì?

a, Ngày 24-10-2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.

Theo báo daidoanket.vn

b, Trong kho tàng chuyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.

Theo sách Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỉ XX

c, Vùng quế Trà My Trà Bồng ( Quảng Nam Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.

Theo báo Quảng Ngãi

Đáp án chuẩn:

a, Việt Nam - Lào Cam-pu-chia -> Để nối tên hai nước có mối quan hệ với nhau.

b, Kinh - Thượng -> Để nối tên hai nhân vật có mối quan hệ với nhau

c, Trà My - Trà Bồng ( Quảng Nam - Quảng Ngãi) ->  Để nối tên các tỉnh có mối quan hệ với nhau. 

BÀI VIẾT 2 

Câu 1: Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a, " Meo, meo!". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

HOÀNG ĐỨC HẢI, Con mèo Hung

b, Chiều nào cũng vậy, con họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

NGỌC GIAO, Chim họa mi

c, Mấy hôm nay, trường em mới mua về một con thỏ trắng nuôi cùng với mấy con thỏ nâu, thỏ đốm trong khu chăn nuôi.

Theo NGUYỄN VĂN BÌNH, Con thỏ trắng

d, Hồi mười một tuổi, tôi gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Một hôm, mẹ mang về cho tôi một con mèo nhỏ. Nó cũng mảnh dẻ không khác gì tôi.

Theo BẠCH NGUYỄN, Người thầy tuổi thơ

1. Mở bài trực tiếp

2. Mở bài gián tiếp

Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu

Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.

Đáp án chuẩn:

a, Mở bài trực tiếp

b, Mở bài trực tiếp

c, Mở bài trực tiếp

d, Mở bài gián tiếp

Câu 2: Viết mở bài cho bài văn tả con vật mà em đã lập dàn ý:

a, Một đoạn mở bài trực tiếp.

b, Một đoạn mở bài gián tiếp.

Đáp án chuẩn:

a, Mi Mi là chú mèo mẹ mua tặng hồi sinh nhật vừa rồi của em.

b, Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ đã tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em rất quý món quà này và thầm ao ước rằng mình có thể có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một ngày nọ, khi ba em đi công tác về, ông mang theo một con mèo cực kỳ dễ thương! Em rất thích và quyết định đặt tên cho chú mèo đó là Mimi.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác