Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 4: Kho báu của em (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi)
Đáp án bài 4: Kho báu của em (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM
BÀI ĐỌC 3
Câu 1: Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Uy-li-am sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đói kém. Làng quê của Uy-li-am cũng nghèo và nằm ở châu Phi.
Câu 2: Uy-li-am đã đọc và ứng dụng được điều gì trong sách?
Đáp án chuẩn:
Uy-li-am đã đọc và ứng dụng cách làm ra điện bằng máy điện gió. Cậu ứng dụng được cách làm với vật liệu thô sơ để sử dụng trong gia đình, trong làng của mình.
Câu 3: Những chiếc máy của Uy-li-am đã thay đổi cuộc sống của gia đình và quê hương như thế nào?
Đáp án chuẩn:
Giúp gia đình và quê hương có được điện sinh hoạt, điện để tưới tiêu ruộng đồng và lấy được nước bơm. Điều này có ý nghĩa to lớn với khu làng của Uy-li-am.
Câu 4: Vì sao Uy-li-am được xếp vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới?
Đáp án chuẩn:
Vì cậu đã tạo ra máy điện gió để giúp thay đổi, cứu cánh cho làng của mình phát triển.
Câu 5: Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-am?
Đáp án chuẩn:
Vì các trường đại học của Mỹ muốn sinh viên thấy được tinh thần sáng tạo, ham học hỏi, tự tìm tòi của Uy-li-am ngay cả khi không được đi học đầy đủ. Cần thiết các sinh viên phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành chương trình học tốt hơn ở trường học.
BÀI VIẾT 3
Câu 1: Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)?
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mũi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mỗi tối nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cảnh mũi. Sầu riêng thơm mũi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong gia hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cảnh hoa nhỏ như vảy cả, hao hao giống cảnh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cảnh trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng Tư, tháng Năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.
MAI VĂN TẠO
Đáp án chuẩn:
- Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới:
+ Cảm nhận và cách nhìn của người viết với cây, các bộ phận của cây.
+ Ca ngợi sự ngon ngọt của quả.
Đoạn kết có 4 câu.
So với bài văn Cây si (trang 35):
+ Lá si giúp em liên tưởng tới người thân.
Số câu của đoạn kết: 1 câu.
Câu 2: Viết kết bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:
a) Một đoạn kết bài mở rộng.
b) Một đoạn kết bài không mở rộng.
Đáp án chuẩn:
a) Ta yêu hoa mười giờ không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn vì sự kiên cường và bền bỉ của nó. Hoa nở sớm và tàn đều sớm, nhưng điều đó nhắc nhở chúng ta rằng để có được vẻ đẹp tuyệt vời, cần sự chuẩn bị và quan tâm kỹ lưỡng mỗi ngày.
b) Hoa mười giờ là một loài hoa đặc biệt, khiến ai nghe rồi cũng phải nhớ tên.
TRAO ĐỔI
Câu 1: Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về việc đọc sách và ích lợi của sách.
Đáp án chuẩn:
* Câu chuyện “Chiếc giỏ đựng than”
Ngày xửa, có chú bé sống cùng sư phụ tại ngôi chùa trên núi. Cuộc sống hàng ngày của chú bé đơn giản nhưng ý nghĩa. Một ngày, chú bé cảm thấy chán nản với việc đọc sách và hỏi sư phụ về ý nghĩa của nó. Sư phụ đưa cho chú bé một giỏ để mang nước thay vì thùng như thường. Dù không hiểu lý do, chú bé làm theo nhưng nước lại chảy hết qua lỗ trên giỏ. Khi chú bé chán nản, sư phụ giải thích rằng việc đọc sách giống như làm sạch giỏ, dù không thấy kết quả ngay lập tức nhưng nó làm sạch tâm hồn từng chút một, cho đến khi tâm hồn trở nên trong sáng như cái giỏ. Từ đó, chú bé hiểu ra ý nghĩa và không còn chán ghét việc đọc sách nữa.
Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Đáp án chuẩn:
a) Hình ảnh cái giỏ đựng than thực sự là một điều bất ngờ và ấn tượng đối với em. Trước đó, em không bao giờ nghĩ rằng một vật dụng đơn giản như vậy có thể được sử dụng một cách hiệu quả như vậy. Lời giải thích của sư phụ đã mở ra một góc nhìn mới, khiến cho những điều trước đó em coi là bình thường giờ đây trở nên đầy ý nghĩa và sâu sắc hơn.
b) Đọc sách không thể đem lại một kết quả nhìn thấy bằng mắt được. Giá trị của việc đọc sách là nằm ở tâm hồn, sự ngấm và thẩm thấu ý nghĩa từ sách sẽ làm ta phát triển.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận