Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Đáp án bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 16: TUỔI NHỎ CHÍ LỚN

CHIA SẺ

Câu 1: Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh dưới đây:

Dòng 2: 

Hỏi ai ba tuổi thơ ngây
Đáp lời non nước, lớn ngay như thần
Sau khi toàn thắng giặc Ân
Một mình một ngựa hóa thân về trời?

Dòng 3: 

Ai quê Tuần Giáo, Điện Biên
Lưu danh sử sách thiếu niên anh hùng
Vẻ vang dòng họ người Mông
Giữ tròn khí tiết, quyết không chịu hàng?

Dòng 4:

Thuở nhỏ, cờ lau tập trận
Lớn lên, dẹp loạn sứ quân
Non sông thu về một mối
Xứng danh hoàng đế anh hùng. 

Dòng 6: 

Ai quê ở bản Nà Ngần
Tên anh rất đỗi quen thân chúng mình
Vì dân vì nước hi sinh
Đội ta trang sử quang vinh mở đầu?

Đáp án chuẩn:

Dòng 2: Thánh Gióng

Dòng 3: Vừ A Dính

Dòng 4: Đinh Bộ Lĩnh

Dòng 6: Kim Đồng

Câu 2: Đọc từ xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh. 

Đáp án chuẩn:

Chí lớn

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

a, Bạn Lượt là ai? Trong câu chuyện, Lượt đang sống ở đâu?

b, Bác Nhã là ai? Trong câu chuyện, bác Nhã đang sống ở đâu?

Đáp án chuẩn:

a, Bạn Lượt là bạn nhỏ làm du kích và đang sống ở một xóm nơi có chiến tranh ở làng Đình Bảng

b, Bác Nhã là người thu thập tình báo và đang sống ở đội du kích làng Đình Bảng.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Lượt rất thông minh và cẩn thận?

Đáp án chuẩn:

Em nhét mảnh giấy đó vào trong miếng lá chuối cuốn hình loa kèn, nhai nát những mảnh giấy và ấn sâu xuống bùn.

Câu 3: Tìm những câu thể hiện ý nghĩ của Lượt khi đọc báo cáo của các tổ. Những ý nghĩa đó giúp em hiểu gì về Lượt?

Đáp án chuẩn:

Tổ thằng Hoan khá lắm, Chà, bọn thằng Húc giỏi quá. Những ý nghĩa đó giúp em hiểu về Lượt là một người rất mưu trí và công bằng, công nhận và thể hiện niềm tự hào khi người trong tổ đạt được thành tựu. 

Câu 4: Vì sao bác Nhã khen các đội viên của Lượt mưu trí, dũng cảm?

Đáp án chuẩn:

Vì đội đã làm tốt nhiệm vụ và đạt được nhiều thành tựu.

Câu 5: Hãy cho biết cảm nghĩ của em về Đội du kích thiếu niên trong bài đọc. 

Đáp án chuẩn:

Qua lăng kính của nhà văn, từng câu chuyện, từng đứa trẻ với hoàn cảnh và tính cách khác nhau hiện ra một cách gần gũi, chân thật, hồn nhiên và sống động. Dù nhỏ tuổi nhưng các thiếu niên Đình Bảng đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ khó khăn như: Làm liên lạc bảo vệ cán bộ cách mạng, vào đồn bốt địch phá hủy vũ khí, lấy súng, tài liệu và thậm chí còn thực thi nhiệm vụ làm “gián điệp” để moi thông tin của quân địch… Qua từng trang sách, bạn đọc cảm nhận được không khí, khung cảnh của một làng quê Bắc bộ giữa thời kháng chiến. Từ bờ ruộng, lũy tre, mái đình, cầu ao, mảnh vườn vắng đến những trò chơi, việc làm, vật dụng bé nhỏ hàng ngày của những đứa trẻ xóm quê đều trở thành “mật mã” truyền tin của đội du kích nhí Khung cảnh của làng quê Bắc bộ với bờ ruộng, lũy tre, mái đình, cầu ao và những mảnh vườn vắng được tái hiện một cách sống động, tạo nên một bối cảnh rất đặc trưng cho cuộc sống thường ngày của các nhân vật. Các trò chơi, việc làm và những vật dụng bé nhỏ hàng ngày trở thành "mật mã" truyền tin cho đội du kích nhí, làm cho cuộc sống của họ trở nên đầy phong phú và đặc sắcTừng hình ảnh, hoạt động được mô tả chi tiết, rõ ràng, giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về cuộc sống và công việc của các em, cũng như cảm nhận được không khí của thời kỳ kháng chiến một cách chân thực

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các phong trào yêu nước của thiếu nhi Việt Nam, các công trình măng non và những tấm gương thiếu nhi trong chiến đấu, học tập, lao động, rèn luyện

1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên

Đáp án chuẩn:

Em có thể đọc câu chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

Hôm đó, Kim Đồng được giao một nhiệm vụ mới: dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và đảm bảo an toàn cho ông. Cả hai lên đường, cháu đi trước để nhận biết nguy hiểm và bảo vệ ông ké. Khi đang trên đường, họ thấy một đoàn lính Tây tiến lại. Kim Đồng không hoảng sợ, chỉ huýt sáo. Ông ké hiểu và tránh vào sau một tảng đá lớn, giả vờ nghỉ chân. Nhưng bọn lính phát hiện ra ông già và lao tới. Ông ké tỏ ra mệt mỏi, nằm xuống tảng đá, khiến bọn lính bị lừa. Họ hỏi Kim Đồng về việc đi sớm. Kim Đồng bình tĩnh đáp, nói rằng đang đi đón "thầy mo" về cúng cho mẹ ốm. Sau đó, Kim Đồng gọi ông ké "thầy mo", rồi cả hai tiếp tục hành trình một cách ung dung, vượt qua bọn lính mà chúng không nhận ra. Nhờ sự can đảm và khôn ngoan của Kim Đồng, họ đã bảo vệ được an toàn cho ông ké cách mạng. Rừng núi xung quanh hân hoan, chia vui với sự thành công của hai ông cháu

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách: 

Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn) em thích

Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên

Đáp án chuẩn:

Nêu cảm nhận của em: Anh Kim Đồng là một anh hùng nhỏ tuổi tiêu biểu trong sử sách Việt Nam ta. Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi đã bất chấp hiểm nguy gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ liên lạc

KỂ CHUYỆN

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự thực hiện

Câu 2: Thảo luận:

a, Câu chuyện xảy ra vào lúc tình thế đất nước như thế nào?

b, Lời thề của Hoài Văn Hầu và các nghĩa sĩ thể hiện điều gì?

c, Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

Đáp án chuẩn:

Học sinh tự thực hiện

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác