Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Đáp án bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

CHIA SẺ

Câu 1. Giải ô chữ: 

Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hòan thành các từ theo từng dòng.

Dòng 1: Nói ..... không sợ mất lòng.

Dòng 2: Đói cho sạch, ..... cho thơm.

Dòng 3: Thẳng như ..... ngựa.

Dòng 4: Tre già ..... mọc.

Dòng 5: Giấy rách phải ..... lấy lề.

Dòng 6: Ăn ngay nói ....., mọi tật mọi lành.

Dòng 7: Ngang bằng sổ .....

Dòng 8: Danh ..... điều quý nhất.

Dòng 9: ..... ngay không sợ chết đứng.

Đáp án chuẩn:

Dòng 1: thật 

Dòng 2: rách 

Dòng 3: ruột 

Dòng 4: măng 

Dòng 5: giữ

Dòng 6: thẳng

Dòng 7: thẳng

Dòng 8: dự 

Dòng 9: Cây          

Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Tìm thêm một vài từ khác chứa tiếng đầu có âm và nghĩa giống tiếng đầu của từ vừa tìm được.

Đáp án chuẩn:

Từ ‘‘trung thực’’. Các từ đồng nghĩa với trung thực là: thành thực, thật thà, thẳng thắn, thành thật.

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau:

a, Tả hình dáng cây cau.

b, Nêu ích lợi của cây cau.

c, Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.

Đáp án chuẩn:

a, 

Đứng đâu là cao đấy

Mà chẳng che lấp ai

Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh

Da bạc thếch tháng ngày.

b, 

Mà tấm lòng thơm thảo

Đỏ môi ngoại nhai trầu

Thương yêu đàn em lắm

Cho cưỡi ngựa tàu cau.

c, 

Tai lắng tiếng ríu ran

Thoảng thơm trong hơi thở

Chắc chim mới ra ràng

Ồ! Hoa cau đang nở!

Câu 2: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?

Đáp án chuẩn:

Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh, da bạc thếch 

Câu 3: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Đáp án chuẩn:

Tấm lòng thơm thảo 

Câu 4: Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Đáp án chuẩn:

Cây cối cũng giống như con người, có tình cảm, có cảm xúc.

Câu 5: Em học được điều gì ở bài thơ này về cách tả cây cối.

Đáp án chuẩn:

Em học được là có thể nhân hóa những đặc điểm của cây cối giống như con người

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu hỏi 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tính trung thực.

– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cây cối.

Đáp án chuẩn:

Câu chuyện Chú bé chăn cừu

Một chú bé chăn cừu thường hay đùa giỡn gần chân núi. Một lần, chú đã giả vờ kêu gào gọi cứu vì có sói. Nghe thấy tiếng kêu, mấy bác nông dân gần đó đến cứu, nhưng không thấy sói nào. Chú bé vui vẻ vì đã chơi trò đùa thành công. Mấy hôm sau, chú lại làm trò ấy. Lần này, khi sói thật đến, chú kêu cứu nhưng các bác nông dân nghĩ rằng chú lại đang đùa nên không quan tâm. Kết quả là sói đã ăn hết đàn cừu của chú bé.

Câu hỏi 2: Viết vào phiếu đọc sách

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Đáp án chuẩn:

Viết vào phiếu đọc sách: Sau khi đọc câu chuyện Chú bé chăn cừa, em càng hiểu hơn về giá trị của đức tính trung thực và hậu quả của việc nói dối

BÀI VIẾT 1

I. Nhận xét

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi

CÂY SI

( BĂNG SON - SGK Tiếng việt 4 tập 1 Cánh diều trang 36)

Đọc và nêu cấu tạo, trình tự miêu tả của bài văn sau: 

a, Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.

b, Cây si được miêu tả theo trình tự nào?

Đáp án chuẩn:

a, - Bài văn có 4 đoạn 

- Nội dung của từng đoạn: 

+ Đoạn 1: Giới thiệu về cây si

+ Đoạn 2: Miêu tả bộ “râu” của cây si

+ Đoạn 3: Miêu tả lá cây si 

+ Đoạn 4: Cảm nghĩ về cây si 

b, Theo trình tự từng bộ phận của cây si đến tình cảm của tác giả.

III. Luyện tập

Đọc và nêu cấu tạo, trình tự miêu tả của bài văn sau:

CÂY BÀNG

( ĐẢO VŨ - SGK Tiếng việt 4 tập 1 Cánh diều trang 37)

Trình tự miêu tả trong bài văn trên khác bài thơ Cây si ở điểm nào?

Đáp án chuẩn:

Bài thân cây xi miêu tả từ hình dáng đến lợi ích còn bài văn tả cây bàng được miêu tả theo trình tự thời gian.

KỂ CHUYỆN

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện

Đáp án chuẩn:

Em nghe và kể lại câu chuyện “Chiếc ví”:

1. Nhà từ thiện làm việc ở thành phố nọ thì phát hiện mình bị rơi mất chiếc ví tiền. Ông hi vọng sẽ có ai đó nhặt được ví rồi liên hệ với mình.

2. Nhà từ thiện đến gặp cậu bé với hi vọng lấy được chiếc ví mất của mình và nghĩ cậu bé nhặt được hẳn sẽ là một người tốt, có nhiều phẩm chất tốt đẹp.

3. Cậu bé đề nghị nhà từ thiện có thể cho mình một đô la. Lí do cậu bé muốn xin một đô la là để trả nợ tiền gọi điện thoại vay từ một người khác.

4. Khi nghe câu chuyện của cậu bé, nhà từ thiện và người trợ lí có phản ứng ngạc nhiên, lặng im; nhà từ thiện thì ôm cậu bé vào lòng.

Câu 2: Trao đổi về câu chuyện.

a, Em có suy nghĩ gì về tính cách của các nhân vật trong câu chuyện ( nhà từ thiện, cậu bé, người trợ lý)?

b, Qua câu chuyện, em thấy thái độ của người trợ lý đối với cậu bé thay đổi như thế nào? Vì sao lại có sự thay đổi đó?

c, Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?

Đáp án chuẩn:

a) Qua câu chuyện, em có suy nghĩ về tính cách của các nhân vật trong câu chuyện:

+ Với nhà từ thiện: Ông là người có niềm tin vào điều tốt đẹp và luôn tin rằng sẽ có người khác cũng làm điều tốt như mình, ngay cả ở những nơi khó khăn như khu ổ chuột.

+ Với cậu bé: Cậu bé là người trung thực, tốt bụng và luôn giữ được phẩm chất tốt đẹp dù đang phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn và nghèo túng.

+ Với người trợ lí: Ông là người đa nghi và khó tin vào người khác, thường coi mọi người xung quanh là dễ nổi lòng tham. Ông thường đánh giá người khác dựa trên vẻ bề ngoài và hoàn cảnh của họ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác