Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 18: Vì cuộc sống con người (bài đọc 2, luyện từ và câu,bài viết 2)

Đáp án bài 18: Vì cuộc sống con người (bài đọc 2, luyện từ và câu,bài viết 2). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

BÀI ĐỌC 2

Câu 1: Bài đọc trên gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?

Đáp án chuẩn:

Bài đọc trên gồm 3 phần.

  • Phần mở bài giới thiệu nội dung lí do cuộc sống tiện nghi như hiện tại
  • Phần thân bài: quá trình hình thành các sáng chế
  • Phần kết bài: vai trò của các sáng chế

Câu 2: Những tiện nghi trong xã hội chúng ta đang sống do đâu mà có?

Đáp án chuẩn:

Do những sáng chế lớn nhỏ của các thế hệ trong lịch sử.
Câu 3: Hãy nói những điều em biết về một sáng chế được nhắc tới trong đoạn 2.

Đáp án chuẩn:

Điện thoại thông minh là một thiết bị có một màn hình cảm ứng với kích thước và độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống. Điện thoại thông minh được coi như một máy tính di động kết hợp với máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị chơi game cầm tay, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt được thiết kế để hiển thị phù hợp các website một cách bình thường cùng nhiều chức năng khác của máy tính như thiết kế, đồ họa, video game, cũng như chụp ảnh và quay phim.
Câu 4: Vì sao có thể nói " Mỗi sáng chế nhỏ đều góp phần viết nên lịch sử văn minh của loài người"? Tìm các ý đúng:
a, Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đều góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
b, Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đều góp phần làm cho xã hội tiến bộ hơn.
c, Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đề là kết quả lao động sáng tạo của con người.
d, Vì mỗi sáng chế lớn nhỏ đều là công trình của các nhà khoa học danh tiếng.

Đáp án chuẩn:

a, b, và c 
Câu 5: Theo em, mỗi người có thể làm gì để đóng góp vào sự phát triển của xã hội?

Đáp án chuẩn:

Tùy theo lứa tuổi của mình mà mỗi người có thể đóng góp vào sự phát triển của xã hội như Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm nghĩa phù hợp với mỗi từ dưới đây:

TỪ

NGHĨA CỦA TỪ

a, Phát minh1. chế tạo ra cái trước đó chưa từng có
b, Sáng chế2. tạo ra cái mới, không bị gò bó vào cái đã có
c, Sáng tạo3. tìm ra một sự vật, hiện tượng, quy luật có ý nghĩa quan trọng

Đáp án chuẩn:

  • 1 - b
  • 2- c
  • 3-a

Câu 2: Tìm những từ thích hợp trong ngoặc đơn đề hoàn thành cóc câu sau:

a, Năm 1878, người lo lổ chức thành công cuộc gọi điện thoại đường dài đầu tên. Hai đầu dây điện thoại cách nhau tới 300 ki-lô-mét. Những người tham dự cuộc thí nghiệm ở hai đầu dây đều nhảy lên hò reo, vui mừng. Báo chí tới tấp đưa tin về ( phát minh, sáng chế, phát kiến) tuyệt vời này.

Thee VŨ BỘI TUYỂN

b, Hằng ngày, em vẫn thấy Mặt Trời mọc từ hướng đông và lặn ở hướng tây. Nhưng nếu em đứng trên Sao Kim, em sẽ (phát minh, phát hiện, phát kiến) Mặt Trời mọc từ hướng tây và lăhn ở hướng đông. Hiện tượng này xảy ra là do Sao Kim tự quay từ đông song tây, còn Trái Đất thì tự quoy từ tây sang đông. Nếu em là người đầu tên nêu ra hiện tượng kì lạ này trên Sao Kim thì đó sẽ là một (phát minh, phát kiến, phát hiện) đóng góp vào kho tàng kiến thức của loài người.

Theo sách Mười vạn câu hỏi “Vì sao?"

Đáp án chuẩn:

a, sáng chế 

b, phát hiện, phát kiến 

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn ( 4-5 câu) về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết qua truyện Lửa thần hoặc bài đọc Sáng tạo vì cuộc sống.

Đáp án chuẩn:

Điện thoại thông minh mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hiện đại, từ việc liên lạc đến giải trí và sử dụng Internet. Công nghệ màn hình cảm ứng điện dung đã trở nên phổ biến sau khi iPhone của Apple ra mắt vào năm 2007. Từ đó, nhiều tính năng mới như camera kép và cửa hàng trực tuyến đã xuất hiện trên điện thoại thông minh. Ngày nay, điện thoại thông minh trở nên dễ dàng tiếp cận với mọi người với nhiều thương hiệu và kiểu dáng khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu đa dạng. Với sự phát triển của công nghệ như trí tuệ nhân tạo, ta có thể kỳ vọng rằng điện thoại thông minh sẽ trở nên thông minh và hữu ích hơn trong tương lai.

BÀI VIẾT 2 

Lập dàn ý cho bài văn theo 1 trong 2 đề sau:

1. Thuật lại một tiết học ( hoặc 1 buổi tham quan) của lớp em.

2. Thuật lại một cuộc thi thể thao ( hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.

Đáp án chuẩn:

Dàn Ý Tả Lại Một Tiết Học Văn

1. Mở bài
Giới thiệu về tiết học Văn: Học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học?
2. Thân bài
* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:
- Thầy cô giáo bước vào lớp.
- Học sinh chào thầy cô.
- Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.

* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:

- Lớp học tập theo nhóm.
- Các bạn học sinh thi đua học tập.
- Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.
- Các học sinh liên tưởng đến hình ảnh được nhắc đến trong bài học.
- Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân.
* Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học:
- Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.
- Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về tiết học.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác