Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 18: Vì cuộc sống con người ( bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi)

Đáp án bài 18: Vì cuộc sống con người ( bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

BÀI ĐỌC 3

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy cậu bé Niu-tơn rất có tài quan sát?

Đáp án chuẩn:

Chi tiết trên đường đi học về phát hiện cái bóng của mình ngả dài 

Câu 2: Cậu bé Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát của mình vào việc gì?

Đáp án chuẩn:

Làm đồng hồ dựa vào bóng nắng.

Câu 3: Câu chuyện về quả táo rụng ở đoạn 2 nói lên điều gì về Niu-tơn?

Đáp án chuẩn:

Niu-tơn là người ham khám phá tìm tòi và có tài quan sát.

Câu 4: Việc Niu-tơn luôn đặt ra và tìm cách trả lời những câu hỏi về các hiện tượng xung quanh đã giúp ông thành công như thế nào trong khoa học?

Đáp án chuẩn:

Ông thành công đem lại những cống hiến lớn cho nhân loại và khám phá ra các định luật nổi tiếng trong khoa học.

Câu 5: Câu chuyện ở đoạn 3 giúp em hiểu điều gì về nhà bác học Niu-tơn?

Đáp án chuẩn:

Niu-tơn là người ham khám phá, thông minh và sự đóng góp của tinh thần ấy đối với nhân loại.

BÀI VIẾT 3

Câu 1: Mỗi đoạn mở bài dưới đây là mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp?

a, Chủ nhật vừa qua, huyện em tổ chức "Ngày hội giao lưu câu lạc bộ rô bốt". Buổi giao lưu diễn ra ở ngay gần nhà. Lẽ ra, em có thể tự đến đó nhưng mẹ em cũng thích cuộc thi rô bốt rong ngày hội nên hai mẹ con cùng đi.

NAM TRỰC, Ngày hội giao lưu

b, Bác Hồ dạy: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình ". Vâng lời Bác, em đã làm nhiều việc giúp đỡ cho mẹ theo thời gian biểu hàng ngày.

Theo NÔNG THỊ CỔ, Thuật lại những việc làm giúp đỡ cha mẹ

c, Sóng Chủ nhật vừa qua, thầy giáo dẫn chúng em đến xem phòng triển lãm “Vở sạch chữ đẹp" của nhà trường.

Theo TRẤN ĐĂNG KHOA, Thuật lại một buổi xem triển lãm

Đáp án chuẩn:

a, Mở bài gián tiếp

b, Mở bài gián tiếp

c, Mở bài trực tiếp

Câu 2: Các đoạn kết bài dưới đây là kết bài mở rộng hay không mở rộng? Cách kết bài như vậy có tác dụng gì?

a) Ngày nảo cũng vậy, cũng từng ấy công việc em giúp mẹ cha. Nằm trong màn rồi nhựng em vẫn chưa ngủ được ngay. Một ngày đã qua đi với nhiều việc. Bao nhiêu ý nghĩ đang chập chờn chạy theo nhau cùng với những công việc hằng ngày em đã làm như nhảy múa quanh em. Em ngủ thật ngon và nụ cười sẽ còn đọng mỏi trên môi.

Theo NÔNG THỊ CỔ, Thuật lại những việc làm giúp đỡ cha mẹ

b, Sau hai giờ tham quan phòng triển lãm, chúng em ra về. Mặt Trời đã lên cao, nắng rải vàng trên cánh đồng lúa mênh mông. Lòng em rạo rực, em nhìn các bạn, ai cũng thấy mến hơn, hàng cây đẹp hơn, đồng lúa xanh hơn. Em thấy như các thầy, các cô, các bạn trông chờ ở em những thành tích tốt hơn, đẹp hơn để góp phần cho những cuộc triển lãm của nhà trường.

Theo TRẤN ĐĂNG KHOA, Thuật lại mội buổi xem triển lãm “Vở sạch chữ đẹp"

c, Mẹ bảo: " Con đừng buồn! Các đội hôm nay đều thắng. ". Ồ sao mẹ tôi nói đúng thế! Chúng em đều thắng vì cuộc thi rất vui và bổ ích.

NAM TRỰC, Ngày hội giao lưu

Đáp án chuẩn:

a) Kết bài mở rộng -> thể hiện được ý nghĩa và lời bình của tác giả

b, Kết bài mở rộng -> thể hiện được ý nghĩa và lời bình của tác giả

c, Kết bài không mở rộng -> thể hiện được kết thúc luôn của câu chuyện

Câu 3: Viết đoạn văn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn mà em đã lựa chọn đề và lập dàn ý.

Đáp án chuẩn:

  • Mở bài: Những lời thơ đau lòng ấy vẫn vang vọng trong tâm trí tôi đến bây giờ. Tuần vừa qua, tiết Ngữ văn "Lượm" của cô giáo chủ nhiệm đã khiến lớp tôi ấn tượng sâu sắc. Đó là một tiết học mang lại cảm giác trong trẻo và bi hùng của thời kỳ kháng chiến dân tộC.
  • Kết bài: Tiết học 'Lượm" đầy hào hứng và sôi nổi, cũng như đầy xúc động và xót thương. Cô giáo của tôi nhấn mạnh rằng "tuổi trẻ tài cao", bất kể ở độ tuổi nào, chúng ta vẫn có thể đóng góp cho bản thân và xã hội.

TRAO ĐỔI 

Câu 1: Đọc hướng dẫn sau:

Tech12h

Đáp án chuẩn:

Học sinh đọc hướng dẫn 

Câu 2: Trình bày lại cách làm chiếc tên lửa. 

Đáp án chuẩn:

Đầu tiên là chuẩn bị các vật dụng cần thiết: 2 tờ giấy màu, 1 ống hút nước nhỏ bằng nhựa, hồ dán và keo. Tiếp đến là lấy giấy màu dùng một ống nhựa nhỏ làm lõi, cuộn tròn tờ giấy màu ấy lại làm thân tên lửa. Nhớ rút ông nhựa ra. Sau đó lấy một tờ giấy màu khác cắt hình tròn và cuốn thành mũi tên lửa. Làm cánh tên lửa và dùng keo dán vào thân tên lửa. Cuối cùng và đặt ống nhựa vào đuôi tên lửa, thổi mạnh.

Câu 3: Thực hành làm chiếc tên lửa

Đáp án chuẩn:

Học sinh thực hành

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác