Đáp án tiếng Việt 4 cánh diều bài 15 Ôn tập giữa học kì II

Đáp án bài 15 Ôn tập giữa học kì II. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 4 bản 2 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 15: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

TIẾT 1

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Câu 1: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 – 85 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Đáp án chuẩn:

Em đọc một đoạn văn, đoạn thơ hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

B. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ đâu?

Đáp án chuẩn:

Từ bờ moong

Câu 2: Tìm những hình ảnh phản ánh cảnh lao động nhộn nhịp trên công trường.

Đáp án chuẩn:

Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh...…

Câu 3: Vì sao tác giả  không thấy một bóng người nhưng vẫn biết con người đang có mặt ở khắp mọi nơi trên công trường? Điều đó nói lên đặc điểm gì của công trường này?

Đáp án chuẩn:

Vì máy móc cần phải có người điều khiển. Điều đó nói lên công trường này rất to và rộng lớn nên con người đã hòa lẫn vào máy móc.

Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:

Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường.

Đáp án chuẩn:

Chủ ngữ là: chúng tôi, tôi

Trạng ngữ là: Ở đây

TIẾT 2

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Trả bài viết

Câu 1: Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

Đáp án chuẩn:

Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung.

Câu 2: Tham gia sửa bài cũng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đoạn văn về một câu chuyện em thích:

a) Lỗi về cấu tạo

– Đoạn văn không có câu chủ đề.

– Câu chủ đề không giới thiệu tên câu chuyện.

– Các câu trong đoạn văn không phù hợp với chủ đề.

– Các câu trong đoạn văn không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

b) Lỗi về nội dung

– Không giải thích vì sao em thích câu chuyện mà chỉ kể lại câu chuyện.

– Có những chi tiết không đúng với nội dung câu chuyện.

– Thể hiện cách hiểu không đúng về ý nghĩa của câu chuyện.

Đáp án chuẩn:

Em tham gia sửa bài cũng cả lớp

Câu 3: Đọc kĩ lời nhận xét của cô giáo ( thầy giáo), tự sửa bài văn của mình

Đáp án chuẩn:

Em tự đọc lời nhân xét.

Câu 4: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Đáp án chuẩn:

Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

TIẾT 3

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình dáng các chú bọ ngựa con khi mới trườn ra khỏi trứng. 

Đáp án chuẩn:

những chú ngựa con bé ti tí như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mứt thô lố..…

Câu 2: Các chú bọ ngựa làm cách nào để tuột xuống dưới cành chanh? 

Đáp án chuẩn:

Cựa quậy cho sợi tơ dài ra để tuột xuống dưới cành chanh.

Câu 3: Hình ảnh chú bọ ngựa con đầu đàn gợi cho em suy nghĩ gì?

Đáp án chuẩn:

Chú thật là dũng cảm, dám đương đầu với những thứ mới lạ.

Câu 4: Tìm hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng để tả các chú bọ ngựa.

Đáp án chuẩn:

Giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ…

Câu 5: Vì sao tác giả dùng các từ dũng cảm, tự lập để nói về các chú bọ ngựa?

Đáp án chuẩn:

Vì đây là những chú bọ ngựa mới ra đời nhưng tự mình khám phá cuộc sống mới lạ.

TIẾT 4

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Nghe – viết

HANG SƠN ĐOÒNG

( MINH AN - SGK Tiếng việt 4 cánh diều tập 2 trang 66)

C. Trả lời câu hỏi

Dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn trong đoạn văn Hang Sơn Đoòng được dùng làm gì?

Đáp án chuẩn:

Dùng để nối tên hai địa điểm có mối quan hệ với nhau và dấu ngoặc đơn trong đoạn văn Hang Sơn Đoòng được dùng để chú thích.

TIẾT 5

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm trạng ngữ trong các đoạn văn dưới đây:

a, Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.

ĐOÀN GIỎI

b, Sau cơn mưa, con đường trước cửa nhà em đang khô dần. Trên đường, xe đạp, xe máy, ô tô đi lại đông như mắc cửi. Ở vỉa hè bên kia, bác Cường đang dọn đồ nghề ra để chữa xe cho khách qua đường. Góc phố, một đám trẻ chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân và tiếng cười giòn tan. 

Theo DƯƠNG QUỲNH LIÊN

Đáp án chuẩn:

a, Mùa xuân, Sang hè, Khi lá bàng ngả sang màu lục, Sang đến những ngày cuối đông.

b, Sau cơn mưa, Trên đường, Ở vỉa hè bên kia,Góc phố

Câu 2: Những trạng ngữ em tìm được ở bài tập 1 có tác dụng gì? Tìm các ý đúng:

a, Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm cho câu

b, Giúp đoạn văn miêu tả sự vật theo trình tự thời gian.

c, Giúp đoạn văn miêu tả hoạt động theo trình tự không gian.

d, Biểu thị tình cảm, cảm xúc của người viết.

Đáp án chuẩn:

a, b và c 

Câu 3: Bổ sung trạng ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong các đoạn văn dưới đây:

a, Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Theo THIÊN LƯƠNG

(Trạnng ngữ: có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, cóc bạn nam rủ nhau đá cầu. Mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê. Mấy bạn đang túm tụm xem chung mội tờ báo Thiếu niên.

Theo VŨ THANH QUANG

(Trạng ngữ: dưới bóng cây, chỗ kia)

Đáp án chuẩn:

a, Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội.  Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy, Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tiếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, cóc bạn nam rủ nhau đá cầu. Chỗ kia, mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê. Dưới bóng cây, mấy bạn đang túm tụm xem chung mội tờ báo Thiếu niên.

TIẾT 6

Câu 1: Tìm những dòng thơ tả con chim chiền chiện đang bay lượng giữa không gian cao rộng. 

Đáp án chuẩn:

  • Bay vút, vút cao
  • Cánh đạp trời xanh
  • Cao hoài cao vợi
  • Bay cao, cao vút
  • Chim biến mất rồi

Câu 2: Em thích những từ ngữ nào tả tiếng chim trong bài thơ? Vì sao? 

Đáp án chuẩn:

Em thích những từ ngữ tả tiếng chim trong bài thơ như: tiếng hót long lanh, tiếng ngọc trong veo.... Vì nó thể hiện sự trong lành và yên bình của cảnh vật mới có thể khiến chim có thể cất tiếng hót trong veo như thế.

Câu 3: Những khổ thơ nào tả đan xen cánh chim bay lượn và tiếng hót của chim?

Đáp án chuẩn:

Những khổ thơ 2,4,,6.

Câu 4: Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho tác giả cảm xúc gì và những cảm nhận gì (về đồng quê, bầu trời)? 

Đáp án chuẩn:

Cảm xúc yêu mến và ngọt ngào với bầu trời và lòng vui bối rối và nhớ nhà nhớ quê, nhớ đồng

Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.

Đáp án chuẩn:

Bức tranh quê hương được tô điểm bởi những hình ảnh và âm thanh bình dị của chim chiền chiện cùng với trời xanh cao vút, cây lúa trổ bông và cánh đồng quê hương. Bằng thể thơ bốn chữ và các biện pháp tu từ so sánh như "Tiếng hót long lanh/ Như cành sương chói", bài thơ đã khắc họa tài tình hình ảnh chú chim chiền chiện nhỏ bé nhưng lại vô cùng nổi bật trong không gian rộng lớn của đất trời. Tác giả Huy Cận đã tinh tế và thiết tha dành cho thiên nhiên, và bài thơ đã giúp em cảm nhận và yêu thương thiên nhiên xung quanh mình hơn, biết lắng nghe và giao hòa cảm nhận với vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng.

TIẾT 7

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Tưởng tượng của em là cô Hiền trong câu chuyện Bức ảnh ( trang 57), hãy viết một bức thư gửi bà Mùi sau cuộc gặp giữa hai cô cháu.

2. Tả một con vật được nuôi ở nhà em ( hoặc trường em, ở vườn thú)

Đáp án chuẩn:

Chú khỉ con này thật là một phần không thể thiếu của cuộc thăm vườn bách thú hôm đó. Với bộ lông màu nâu vàng hơi xù, khuôn mặt tam giác, và đôi mắt tròn xoe, chú khỉ con tỏ ra rất nghịch ngợm và tinh ranh. Dù có vẻ gầy gò và rúm ró, nhưng chú lại rất nhanh nhẹn và linh hoạt trên cành cây. Trong chuồng, chú tỏ ra vô cùng hăng hái khi trổ tài biểu diễn, từ việc bật lên cành cây, gãi gãi và vui vẻ nhảy nhót. Dĩ nhiên, không thể không nhắc đến biệt danh "Khỉ đít đỏ" khi chú khỉ con vui vẻ lộ ra phần dưới mông màu đỏ sặc sỡ. Mọi người không ngớt lời khen ngợi, và chú khỉ càng hứng khởi hơn, thể hiện sự điêu luyện và tinh nghịch của mình như một diễn viên xiếc tài ba.

Dù làm trò vui hay xin ăn, chú khỉ con luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Cảnh gia đình khỉ tình cảm cũng khiến em ấn tượng. Những chú khỉ trong vườn thú, đặc biệt là chú khỉ con này, thực sự làm cho cuộc thăm trở nên đáng nhớ. Em mong rằng chúng sẽ được chăm sóc tốt và phát triển khỏe mạnh, để khi quay lại vườn thú, em có thể gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, và đáng yêu hơn nữa.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác