Đáp án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)

Đáp án bài 4: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 12 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4: VĂN TẾ, THƠ

VĂN BẢN: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

CHUẨN BỊ

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả, bối cảnh thời đại và hoàn cảnh Phan Bội Châu sáng tác bài Lưu biệt khi xuất dương.

Đáp án chuẩn:

1. Tác giả Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thật là Phan Văn San hiệu là Sào Nam, quê tại Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.

- Phan Bội Châu là một trong những nhà Nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới.

- Ông là cây bút xuất sắc của văn chương Cách mạng. Các tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử…

- Phong cách sáng tác: hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Là vũ khí để tuyên truyền, cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con yêu nước.

2. Bối cảnh thời đại - Bối cảnh lịch sử đất nước:

- Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc.

- Phong trào Cần Vương thất bại.

- Chế độ phong kiến suy sụp.

- Những ảnh hưởng từ nước ngoài: ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây.

3. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" (hay còn gọi là "Xuất dương lưu biệt") được Phan Bội Châu sáng tác trong hoàn cảnh trước khi ông lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè và đồng chí. Đây là một tác phẩm tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, mang ý nghĩa là lời chia tay đầy xúc động trước khi ông lên đường thực hiện sứ mệnh dấy lên phong trào Đông Du. Bài thơ không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với những người bạn và đồng chí, mà còn khắc họa tinh thần quyết tâm và hy vọng trong cuộc hành trình tìm kiếm con đường cứu nước, thể hiện sự hy sinh và lòng yêu nước mãnh liệt của ông.

Câu 2: So sánh phần Phiên âm, Dịch nghĩa với phần Dịch thơ để thấy được những điểm tương đồng và thay đổi giữa bản dịch và nguyên tác, từ đỏ hiểu sâu hơn bài thơ.

Đáp án chuẩn:

Lời dịch thơ so với nguyên tác đã có phần chưa sát nghĩa

Nguyên tác

Dịch thơ

Nhận xét

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió.

Dịch thơ chưa thể hiện rõ ý nghĩa: Đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.

Hiền thánh lieu nhiên tụng diệc sĩ

Hiền thánh còn đâu học cũng hoà.

Nguyên tác: thánh hiền đã vắng, có đọc sách cũng ngu thôi, còn dịch thơ chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách hiên ngang, dứt khoát của tác giả.

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Nguyên tác: ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác “nhất tế phi” – “cùng bay lên”.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Chú ý “chí làm trai” và quan niệm sống của nhân vật trữ tình.

Đáp án chuẩn:

- Chí làm trai: “Làm trai phải lạ ở trên đời” trong đó “lạ” có nghĩa là phải sống khác với mọi người, không được giống ai để tạo nên sự khác biệt. Nghĩa là nam nhỉ phải làm nên nghiệp lớn xưng danh với thiên hạ, phải “lạ” ở trên đời.

- Quan niệm sống của nhân vật trữ tình “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Trong bài thơ, chí làm trai là phải tự mình chủ động xoay chuyển thời thế. Đó là lối sống chủ động, không chùn bước, nản chí để mặc cho hoàn cảnh chi phối mà phải có bản lĩnh để chi phối hoàn cảnh.

Câu 2: Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận có tác dụng gì? 

Đáp án chuẩn:

- Ở hai câu thực: Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ. Thể hiện ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tư cao cá nhân.

- Ở hai câu luận: Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống – chết”. Câu thơ nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đau đớn của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng. 

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: “Chí làm trai” của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trong hai câu đề?

Đáp án chuẩn:

-“Làm trai phải lạ ở trên đời”: Đây là quan niệm vè trách nhiệm của thân phận nam nhi, tức là người đàn ông phải tạo ra được chữ “lạ” cho riêng mình, không cam chịu cuộc sống bình thường mờ nhạt, mà phải có lý tưởng cao đẹp, những ước mơ và kỳ vọng lớn.

-“Há để càn khôn từ chuyển dời”: Câu này thể hiện ý chí mạnh mẽ, thái độ hiên ngang, ý muốn thách thức, ngang tầm với vũ trụ, rằng thân trai tráng cần phải nắm chắc và tự quyết định lấy vận mệnh cuộc đời một cách quyết liệt và mạnh mẽ.

Câu 2: Phân tích quan hiệm sống của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cái tôi, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,..)

Đáp án chuẩn:

- Hai câu thực: ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc:

+ Tư tưởng “trăm năm cần có tớ” khẳng định giá trị cá nhân và khát khao đóng góp cho đất nước.

+ Câu hỏi tu từ “há không ai” thể hiện khát vọng ra đi tìm đường cứu nước, nhắn nhủ, gửi gắm tới các thế hệ sau.

→ Ý thức về cái tôi: trách nhiệm sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

- Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ. 

+ “Non sông đã mất sống thêm nhục”. Câu thơ nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đau đớn của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng.

+ “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”: Câu thơ nhận thức về sự lỗi thời và lạc hậu của nền Nho học: Trong giờ phút này, việc học Tam tự kinh, Luận ngữ hay các triết lý Nho học không thể đấu lại với súng đạn của kẻ thù, không thể vực dậy đát nước bằng lối tư duy cứng nhắc, thiếu linh hoạt ấy nữa. 

→ Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cái cũ, lạc hậu lỗi thời để tiến đến với một tư tưởng mới, đặt những bước đi đầu tiên trên con đường cứu nước theo khunh hướng tư bản. Đồng thời thể hiện quan niệm sống mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.

Câu 3: Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ở hai câu kết?

Đáp án chuẩn:

Trong bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương," nhân vật trữ tình thể hiện khát vọng hào hùng và mãnh liệt qua hình ảnh ngọn gió dài đi qua biển Đông, vượt qua ngàn đợt sóng bạc để bay lên. Điều này không chỉ phản ánh sự khao khát giải phóng dân tộc và tâm nguyện cao cả của nhân vật mà còn khắc họa tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ. Những hình ảnh này biểu trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt, sự quyết tâm và ý chí kiên cường trong hành trình chinh phục và thực hiện ước mơ giải phóng đất nước.

Câu 4: Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...

Đáp án chuẩn:

- Hình tượng thiên nhiên: Hình ảnh “trường phong” (ngọn gió dài), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc) tạo nên không gian rộng lớn, kì vĩ, phù hợp với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của chủ thể trữ tình.

- Nghệ thuật đối: Bài thơ sử dụng nghệ thuật đối một cách tinh tế, tạo nên sự tương phản mạnh mẽ giữa hai câu thực và hai câu luận. Sự đối lập giữa hai câu thực và hai câu luận tạo nên một sự tương phản mạnh mẽ, giúp làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.

- Bút pháp ước lệ và cường điệu: Bút pháp ước lệ được sử dụng để tạo ra một hình ảnh sống động và sinh động về tác giả và sự quyết tâm của ông. Cường điệu được sử dụng để tăng cường hiệu quả của thông điệp, làm cho nó trở nên mạnh mẽ và thuyết phục hơn.

- Giọng điệu: Giọng điệu của bài thơ thể hiện sự tự tin, quyết tâm và lòng yêu nước sâu sắc của tác giả. Nó cũng thể hiện sự tương tác giữa tác giả và thế giới xung quanh, tạo ra một không gian sống động và đầy cảm xúc.

Câu 5: Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Đáp án chuẩn:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" để lại cho em ấn tượng sâu sắc với sự kiên trì và quyết tâm mãnh liệt. Ông quyết tâm "làm trai phải lạ ở trên đời," không chấp nhận cuộc sống bình thường mà luôn theo đuổi những ước mơ và kỳ vọng lớn. Điều này chứng tỏ tinh thần không ngại khó khăn, không ngại thách thức của nhân vật, sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để đạt được mục tiêu của mình. Đồng thời, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của nhân vật cũng hiện lên rõ nét, làm nổi bật sự cống hiến và lòng yêu nước trong hành trình chinh phục lý tưởng của ông.

Câu 6: Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện trong bài thơ còn có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề này bằng một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng).

Đáp án chuẩn:

Em tin rằng những quan niệm nhân sinh và lý tưởng sống được thể hiện trong bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" vẫn mang giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ ngày nay. Những giá trị như lòng yêu nước, tinh thần không ngại khó khăn, và quyết tâm theo đuổi ước mơ lớn là những điều mà thế hệ trẻ cần học hỏi và tiếp nối. Bài thơ khích lệ thế hệ trẻ tự tin, kiên trì, và không ngại thách thức để đạt được mục tiêu của mình. Đây chính là những giá trị quý giá mà thế hệ trẻ cần nắm bắt và phát huy trong cuộc sống hiện đại.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác