Soạn giáo án toán 4 kết nối tri thức Bài 51: Số lần xuất hiện của một sự kiện

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 4 Bài 51: Số lần xuất hiện của một sự kiện - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn mới để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 51: SỐ LẦN XUẤT HIỆN CỦA MỘT SỰ KIỆN

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra, HS có thể hình thành và phét triển năng lực tu duy và lập luận toán học.
  • Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phét triển năng lực giao tiếp toán học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  • Xúc xắc, bóng hoặc bút màu với hai loại màu khác nhau.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy, …)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: SỐ LẦN XUẤT HIỆN CỦA MỘT SỰ KIỆN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trò chơi Vòng quay may mắn.

Chuẩn bị: một vòng quay chia thành 6 khoảng với 2 ô ghi phần thưởng, 2 ô ghi câu hỏi, 2 ô ghi mất lượt.

9 tờ giấy ghi câu hỏi được gấp kín.

Luật chơi như sau:

Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội cử một bạn lên để quay.

Nếu quay vào ô phần thưởng, đội đó sẽ được lựa chọn nhận thưởng và mất lượt quay. Hoặc quay tiếp để nhận những phần thưởng cao hơn.

Nếu quay vào ô câu hỏi, đội sẽ bốc thăm 1 trong số 9 tờ giấy chứa câu hỏi sau đó đội sẽ thảo luận trả lời câu hỏi được đưa ra, mỗi câu trả lời đúng, đội sẽ được quay thêm 1 lần nữa, trả lời đúng 3 câu hỏi trên vòng quay, đội đó được nhận một phần thưởng lớn. Trả lời sai bị mất lượt quay.

Nếu quay vào ô mất lượt, đội đó mất lượt và không nhận được gì cả.

Trò chơi sẽ kết thúc khi có đội bất kì nhận được phần thưởng lớn. Các phần thưởng do GV tự chuẩn bị.

- Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học.

Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng học “Bài 51 Số lần xuất hiện của một sự kiện.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

I. KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

- Làm quen vói việc thực hiện thí nghiệm, trò chơi: Mô tả các sự kiện có thể xảy ra và kiểm đếm số lần xuất hiện của một sự kiện.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK.

Hai bạn cùng thực hiện 20 lần quay và ghi kết quả vào bảng kiểm đếm như sau:

Phần màu đỏ

 

Phần màu vàng

 

Như vậy, có 9 lần mũi tên dừng lại ở phần màu đỏ và 11 lần mũi tên dừng lại ở phần màu vàng.

- GV cho HS nhìn vào hình ảnh và đọc SGK.

- GV giảng:

+ Trong ảnh là hai bạn Việt và Nam, Việt đang quay vòng quay. Vòng quay gồm hai phần màu đỏ và vàng xếp xem kẽ nhau. Ngăn cách giữa hai phần là một cái đinh để ngăn cho mũi tên sẽ quya vào phần vạch phân chia giữa hai màu. Nam đang ghi lại số lần mà mũi tên dừng lại ở các phần màu vào bảng.

- GV đặt câu hỏi:

+ Theo các em, khi quay vòng quay, mũi tên có thể sẽ chỉ vào những phần màu nào?

Mũi tên có thể chỉ vào phàn màu xanh được không?

 

 

- GV nhận xét, cho HS đọc bảng kiểm đếm của Nam.

- GV đặt câu hỏi:  

+ Thông qua ví dụ vừa rồi, các em có thể cho thầy/cô biết, để tiến hành kiểm đếm số lần xuất hiện của một sự kiện, ta phải trải qua các bước nào không?

Đáp án:

+ Bước 1: Nêu các sự kiện có thể xảy ra khi ta thực nghiệm thí nghiệm, trò chơi.

+ Bước 2: Thực hành thí nghiệm, trò chơi và ghi lại kết quả vào bảng thống kê kiểm đếm.

+ Bước 3: Nêu kết quả và nhận xét.

- GV giảng:

+ Trở lại với phần khám phá, ta có thể thấy bước thứ nhất có nghĩa là chúng ta nêu ra được các khả năng có thể xảy ra của việc quay vòng quay, mũi tên có thể sẽ dừng ở phần màu nào. Bước thứ hai chính là khi bạn Việt quay vòng quay còn bạn Nam thì ghi kết quả đó là hai bạn đang thực hiện bước hai. Bạn Nam và bạn Việt kết thúc thực nghiệm, đếm các kết quả sau đó đưa ra nhận xét, đó là 2 bạn đang thực hiện bước thứ 3, nêu kết quả và nhận xét.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. HOẠT ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Làm quen vói việc thực hiện thí nghiệm, trò chơi: Mô tả các sự kiện có thể xảy ra và kiểm đếm số lần xuất hiện của một sự kiện.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Trong hộp có 3 quả bóng xanh và 1 quả bóng vàng.

a) Rô-bốt lấy 1 quả bóng từ trong chiếc hộp và quan sắt màu bóng lấy được. Nêu các sự kiện có thể xảy ra.

b) Lấy 1 quả bóng ra khỏi hộp, quan sát màu, ghi lại kết quả vào bảng kiểm đếm rồi trả lời bóng vào hộp. Thực hiện 10 lần như vậy.

c) Dựa vào bảng kiểm đếm, trả lời câu hỏi.

+ Có bao nhiêu lần lấy được bóng xanh? Có bao nhiêu lần lấy được bóng vàng?

+ Sự kiện nào xuất hiện nhiều lần hơn?

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS/ nhóm, chuẩn bị cho mỗi nhóm một số lượng bóng như đề bài, có thể thay thế bằng bút màu, hoặc đồ vật với số lượng và màu sắc tương tự.

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi a).

 

 

 

- GV cho các nhóm tự thực nghiệm và kiểm đếm kết quả.

- Sau khi các nhóm đã thực nghiệm xong, GV mời một nhóm trình bày kết quả.

- GV mời đại diện nhóm đó trả lời câu hỏi c) trong sách giáo khoa.

- GV đặt ra câu hỏi, mời 1 HS trả lời.

+ Tại sao trong đa số các nhóm, kết quả kiểm đếm số lần lấy được quả bóng xanh lại nhiều hơn bóng vàng?

 

 

 

- GV nhận xét, sửa bài.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Hãy giúp thỏ di chuyển bằng cách gieo hai xúc xắc và tính tích số chấm ở các mặt trên của xúc xắc.

+ Nếu kết quả nhận được là số chẵn thì thỏ Chẵn được tiến thêm 1 ô.

+ Nếu kết quả nhận được là số lẻ thì thỏ Lẻ được tiến thêm 1 ô.

Thực hiện như vậy hỏi chú Thỏ nào đến đích trước?

- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài toán.

- GV mời 1 HS nhắc lại về cách xác định số chẵn, lẻ.

 

 

 

 

- GV đặt câu hỏi:

+ Khi ta gieo xúc xắc, ta có thể nhận được những số chẵn nào? Có thể nhận được những số lẻ nào?

 

 

- GV nhận xét gọi 1 HS trả lời câu hỏi:

+ Sau khi gieo xúc xắc, ta tính tích số chấm ở các mặt trên của xúc xắc, những sự kiện nào có thể xảy ra?

- GV chia lớp thành các nhóm 2 HS/nhóm, chuẩn bị cho mỗi nhóm 2 xúc xắc. Các nhóm bắt đầu thực hiện trò chơi.

 

 

- Sau khi các nhóm đã thực hiện xong trò chơi, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

- GV đặt câu hỏi và mời 1 HS trả lời:

+ Vì sao, sự kiện chú thỏ Chẵn về đích trước lại xuất hiện nhiều hơn?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2: Luyện tập.

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh và đọc SGK.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và trả lời:

Khi quay vòng quay, có hai trường hợp xảy ra đó là mũi tên sẽ chỉ vào phần màu vàng hoặc phần màu đỏ, mũi tên không thể chỉ vào phần màu xanh vì trên vòng quay không có phần màu xanh nào cả.

- HS đọc SGK.

 

- HS lắng nghe.

- HS trả lời, (câu hỏi này không có câu trả lời trong SGK, HS trả lời theo ý hiểu, hình dung về thực nghiệm trong phần khám phá, GV gợi ý để các em tự nói ra được các bước).

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, hình dung và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận cách làm bài.

 

 

 

- HS trả lời:

+ Có hai sự kiện có thể xảy ra: Rô-bốt lấy được 1 quả bóng màu xanh và Rô-bốt lấy được 1 quả bóng màu vàng.

 

- HS trình bày kết quả vừa thực nghiệm.

 

- HS trả lời.

 

- HS trả lời:

Vì trong hộp có tới 3 quả bóng xanh nhưng chỉ có 1 quả bóng vàng. Nên khi ta lấy một quả bóng ngẫu nhiên, khả năng lấy được bóng xanh sẽ cao hơn.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.

 

- HS lắng nghe các câu hỏi và trả lời:

Số chẵn là số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8.

Số lẻ là số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9.

- HS trả lời: 

Ta có thể nhận được các số chẵn là 2, 4, 6

Ta có thể nhận được số lẻ là 1, 3, 5.

- HS trả lời:

Có hai sự kiện có thể xảy ra: Tích số chấm ở mặt trên của xúc xắc có thể là số chẵn hoặc số lẻ.

- HS thực hiện trò chơi.

- HS nhớ lại kiến thức, trả lời:

+ Muốn tìm số trung bình cộng, ta tính tổng các số đó rồi chia tổng đó cho số các số hạng.

 

- HS báo cáo kết quả của nhóm mình xem chú Thỏ nào về đích trước.

- HS trả lời:

+ Vì trong phép nhân hai số, nếu một trong hai số đó là chỗ chẵn thì tích nhẫn được sẽ là số chẵn, nhưng để tích nhận được là số lẻ thì cả hai số chấm xuất hiện ở mặt trên của xúc xắc đều phải là số lẻ.

Cụ thể: chẵn  lẻ = chẵn;

             lẻ  chẵn = chẵn;

            chẵn  chẵn = chẵn;

            lẻ  lẻ = lẻ

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án toán 4 kết nối tri thức Bài 51 Số lần xuất hiện của một sự kiện, Giáo án word toán 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ toán 4 kết nối tri thức Bài 51 Số lần xuất hiện của một sự kiện

Xem thêm giáo án khác