Soạn giáo án toán 4 kết nối tri thức Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 4 Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn mới để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 42: TÍNH CHẤT PHÂN PHỐI CỦA PHÉP NHÂN ĐỐI VỚI PHÉP CỘNG

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Vận dụng được tính chất đó trong tính giá trị của biểu thức và các bài tập, bà toán thực tế liên quan.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Thông qua các bài toán vận dụng, thực hành, bài toán tính bằng cách thuận tiện (liên quan đến tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng), HS được phát triển năng lực lập luận, giải quyết vấn đề, …

  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bảng phụ.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy, …)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: TÍNH CHẤT PHÂN PHỐI CỦA PHÉP NHÂN ĐỐI VỚI PHÉP CỘNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS ca hát, tạo không khí vui tươi, trước khi bước vào tiết học mới.

- Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học.

Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng học tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. “Bài 42 Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

I. KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vận dụng vào tính các giá trị của biểu thức và bài toán thực tế có liên quan.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK, yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét về ý kiến của hai bạn.

Một đội đồng diễn có 3 hàng mặc áo đỏ và 2 hàng mặc áo vàng, mỗi hàng đều có 15 người. Hỏi đội đồng diễn đó có tất cả bao nhiêu người?

- GV giảng:

+ Đây là một ví dụ về tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- GV cho học sinh đọc phần ghi chú trong SGK.

+ Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.

a  (b + c) = a  b + a  c

+ Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.

(a + b)  c = a  c + b  c

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. HOẠT ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh ôn tập về tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề.

Tính bằng hai cách (theo mẫu):

Mẫu: 26  (5 + 4)

Cách 1:

26  (5 + 4) = 26  9

= 234

Cách 2:

26  (5 +4)

= 26  5 + 26  4

= 130 + 104

= 234

a) 43  (2 + 6)

b) (15 + 21)  7

- GV hướng dẫn:

+ Nhìn vào mẫu ta thấy:

Cách 1: Tính giá trị biểu thức trong ngoặc rồi sau đó thực hiện phép nhân giữa 2 số tự nhiên.

Cách 2: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng nhân số 26 với từng số hạng trong ngoặc rồi sau đó cộng hai tổng với nhau.

- GV mời đại diện 2 HS lên bảng trình bày, các bạn khác tự làm vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời một HS nhận xét phần trình bày của các bạn.

- GV sửa bài, lưu ý luôn nhận xét và chỉnh sửa việc đặt tính và tính.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

a) Tính giá trị của biểu thức sau với m = 4, n = 5, p = 3.

m  (n + p)

(m + n)  p

m  n + m  p

m  p + n  p

b) Hai biểu thức nào ở câu a có giá trị bằng nhau?

- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài toán.

- GV hướng dẫn:

Câu a) HS cần thay các ẩn với các giá tri tương ứng, sau đó tính được các giá trị biểu thức bằng cách vận dụng các kiến thức đã học.

Câu b) HS cần tính được các giá trị của các biểu thức đã cho, sau đó đối chiếu kết quả để tìm ra các biểu thức có giá trị bằng nhau.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV gọi 2 HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

- GV gọi 1 HS nhận xét kết quả của bạn.

- GV cho HS chữa bài, chốt đáp án.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng vào giải toán.

- Củng cố, vận dụng giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Khối lớp Bốn có 2 lớp học vẽ, khối lớp Ba có 3 lớp học vẽ, mỗi lớp học vẽ có 12 bạn. Hỏi cả hai khối lớp có bao nhiêu bạn học vẽ?

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân.

- GV hướng dẫn:

+ Bài toán này cần 3 bước giải. Cần tính số bạn học vẽ ở khối lớp Bốn và khối lớp Ba trước, sau đó cộng hai kết quả lại với nhau sẽ ra được số bạn học vẽ ở cả hai khối.

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó mời một HS lên bảng trình bày.

 

 

 

 

 

- GV có thể hướng dẫn cho HS giải bài toán chỉ bằng một biểu thức như sau:

12  (2 + 3) = 60 (bạn)

- GV chữa bài, chốt đáp án, khen các HS hoàn thành nhanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2: Luyện tập

 

 

 

 

- HS tham gia hoạt động mà GV tổ chức.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh phần khám phá SGK.

- HS nhận xét:

+ Cách tính của cả hai bạn đều đúng.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đề, thực hiện yêu cầu đề bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

a) 43  (2 + 6)

Cách 1: 43  (2 + 6) = 43  8

= 344

Cách 2: 43  (2 + 6)

= 43  2 + 43  6

= 86 + 258

= 344

b) (15 + 21)  7

Cách 1: (15 + 21)  7 = 36  7

= 252

Cách 2: (15 + 21)  7

= 15  7 + 21  7

= 105 + 147

= 252

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời: 

m  (n + p) =  4  (5 + 3) = 32

(m + n)  p = (4 + 5)  3 = 27

m  n + m  p = 4  5 + 4  3 = 32

m  p + n  p = 4  3 + 5  3 = 27

Suy ra:

m  (n + p) = m  n + m  p

(m + n)  p = m  p + n  p

 

- HS lắng nghe, sửa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trình bày:

Bài giải

Số bạn học vẽ ở khối lớp Bốn là:

12  2 = 24 (bạn)

Số bạn học vẽ ở khối lớp Ba là:

12  3 = 36 (bạn)

Số bạn học sẽ ở cả hai khối là:

24 + 36 = 60 (bạn)

Đáp số: 60 bạn

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, sửa bài.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án toán 4 kết nối tri thức Bài 42 Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng, Giáo án word toán 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ toán 4 kết nối tri thức Bài 42 Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

Xem thêm giáo án khác